Những câu chuyện về sống có đam mê có thể làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận

nhung-cau-chuyen-ve-song-co-dam-me-co-the-lam-dan-chung-trong-bai-van-nghi-luan

Những câu chuyện về sống có đam mê có thể làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận

Không phải là tài năng mà chính bởi đam mê đã đưa bạn đến bầu trời sáng tạo. Sống có đam mê đối với con người cũng quan trọng như cây cối cần có ánh sáng mặt trời. Chỉ cần bạn có một đam mê đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến với thành công và gặt hái được những than tựu mà có thể bạn không ngờ tới.

1. Thomas Alva Edison – Không có đạm mê, không có thiên tài.

Thomas Alva Edison là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu “Thầy phù thủy ở Menlo Park”, “nhà phát minh vĩ dại của thế kỉ XX”. Edison bị đuổi học từ rất sớm bởi bị cho là người “rối trí”. Không học ở trường, Edison tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự suy nghĩ và đam me mãnh liệt đối với khoa học, Edison tự tìm tòi, thực hiện không chú trọng lý thuyết suông, từng bước Edison đã chinh phục những gì mà người thời bấy giờ cho là không tưởng.

2. Steve Jobs – Đam mê mới là thứ quyết định thành công.

Steve Jobs, CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin”.  (Steve Jobs). “Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá”.

3. Susan Boyle – Đam mê giúp tối làm được điều không thể.

Đối với, Susan Boyle, giọng ca thiên thần nước Anh, đam mê ca hát cho cô nghị lực sống. Susan được sinh ra khi mẹ cô đã 47 tuổi. Ca sinh nở khó khăn gây ảnh hưởng tới não vì thiếu oxy và thai nhi được chẩn đoán sẽ gặp khó khăn trong học tập sau này, cô hay bị bắt nạt ở trường và bị mọi người chế giễu vì vẻ xấu xí của mình. Trước những khó khăn của cuộc đời cô vẫn giữ vững niềm đam mê âm nhạc, với ca khúc “I Dreamed a dream”, giọng ca thiên thần của cô đã chạm vào trái tim hàng triệu khán giả.

4. Anna Pavlova – nhảy cũng quan trọng như hơi thở vậy.

Nghệ sĩ ba lê nổi tiếng Anna Pavlova đã nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật của mình đến những giây phút cuối đời. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu người ta mặc cho bà bộ váy bà vẫn mặc khi biểu diễn vở Cái chết của con thiên nga. Vào đêm diễn ra buổi biểu diễn tiếp theo của bà trên sân khấu ở Hague, người ta để duy nhất một chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba lê để tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên rằng: Sân khấu ba lê thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải vĩnh biệt nữ hoàng của nó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.