Cách viết phần mở bài và kết bài của bài làm văn nghị luận xã hội

cach-viet-phan-mo-bai-va-ket-bai-cua-bai-lam-van-nghi-luan-xa-hoi

Cách viết phần mở bài và kết bài của bài làm văn nghị luận xã hội

I. Cách viết phần mở bài:

Dẫn dắt bằng câu nói khác, một danh ngôn, tục ngữ, câu thơ liên quan đến đề hoặc ý khái quát dẫn đến nội dung đề ra.

Mô hình:

– Nêu vấn đề (dẫn nguyên vân càu nói hoặc nội dung đề ra
– Ý nghĩa khái quát của vấn đề (hoặc câu chuyển đoạn )

Lưu ý:

– Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
– Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
– Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chỉ tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài.

Một mở bài hay cần phải đạt các yêu cầu sau:

+ Ngắn gọn, ý nghĩa và ấn tượng. Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và ý nghĩa khái quát (hoặc chuyến ý) một câu.
+ Đầy đủ: (đủ 3 phần như mô hình )
+ Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc.
+ Tự nhiên : Giản dị, tự nhiên, tránh vụng về, gượng ép tránh gây cho người đọc khó chịu bởi sự giả tạo.

II. Cách viết Phần kết bài:

Một kết bài hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài
+ Chỉ nêu những ý khái quát có tính tống kết, đánh giá tránh viết lan man hoặc lặp lại vụng về những gì đã trình bày ở phần thân bài hoặc lặp lại nguyên văn những lời lẽ ở mở bài

Giới thiệu một vài cách kết bài:

+ Tóm lược (Tóm tắt quan điểm, ý nghĩa đã nêu à phần thân bài)
+ Phát trích (Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)
+ Vận dụng (Nêu phương hướng, bài học áp dụng phoi huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn
+ Liên tưởng (mượn ý kiến tương tự,những ý kiến để thay cho phần tóm tắt, tránh lặp lại nội dung)

Tham khảo:

Đề 1: Suy nghĩ của em về câu nói sau đây: “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ đi”?

Mở bài:

Ngạn ngữ Nga có câu: “Chiến trường thử thách người dũng cảm. Cơn giận thử thách người khôn ngoan. Khó khăn thử thách bạn bè”. Chỉ trong khó khăn hoạn nạn mới rõ lòng nhau. bạn bề tuy không cùng huyết thống nhưng có mối gắn kết bền chặt như keo sơn. ngợi ca về tình ban chân thành, có người từng nói:  “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ đi”.

Kết bài:

Tình bạn là tình cao quý và không thể so sánh với bất kì một tài sản hay vật chất nào trên trái đất này. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa là cuộc sống xung quanh ta có nhiều bạn bè tốt, nhiều mối quan hệ tôt giữa con người với con người mà tình bạn là một minh chứng.Thật may mắn cho ai có được những người bạn tốt đê vượt qua những bât trắc trong cuộc đời này.

Đề 2:

Anh (chị) có đồng ý với ý kiến sau đây của Ioubert: “Bạn hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”

Mở bài:

Nhà văn, nhà giáo dục người Mỹ, Helen Keller từng nói: “Kết quả cao nhất của giáo dục là sự khoan dung” (The highest result of education is tolerance). Khoan dung là cốt lõi của tính thiện của con người và sự bình yên đời sống. Thế nhưng, với bản thân bạn không thể khoan dung được vì điều đó sẽ tạo ra tính ỷ lại, sự lười biếng của chính bạn. Bởi thế, Ioubert từng nhắc nhở: “Bạn hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người trừ chính mình”.

Kết bài:

Với bài học sâu sắc về cách sống “hiền dịu bao dung với hết tất cả mọi người trừ chính minh”, câu nói trên mang một ý nghĩa thật to lớn và có giá trị quan trọng cho con đường tu dưỡng đạo đức cùa mỗi người. Câu nói không chỉ góp phẩn giáo dục con người mà từ đỏ, nó giúp định hình nhân cách mỗi cá nhân, xây dựng một xã hội tốt đẹp với những con người biết sổng cho người khác và tự chiến thẳng bản thân mình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.