Những nhận định cần ghi nhớ về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình và tác giả Nguyễn Thi.
I. Về nhà văn Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn)
Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh riêng đầy éo le đã tạo nên ở Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu người sâu sắc. Ông đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm thủy chung giàu ân nghĩa mà ông muốn trút cả vào những trang viết của mình.[cần dẫn nguồn]
Có thể nói Nguyễn Thi là một nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt đối với quân cướp nước. Ông là cây bút có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng nhập sâu vào nội tâm nhân vật của mình, tạo nên những trang viết vừa giàu chất trữ tình vừa đầy chất sống hiện thực, với những hình tượng, những tính cách gân guốc, có cá tính mãnh liệt
1. “Nguyễn Thi là một cá tính văn chương hiếm gặp ở đời” (Nhà văn Phùng Văn Khai).
2. “Những nhà văn chân chính luôn bày tỏ và lựa chọn một thái độ sống, sống đến bất chấp hiểm nguy, sống không tính đến lợi ích cá nhân, kể cả đến tình yêu của mình, tính mạng của mình” (Nhà văn Phùng Văn Khai).
3. Từ Nguyễn Thi, tôi luôn suy nghĩ về thân phận và chức năng của người cầm bút. Người cầm bút hôm nay đang ở đâu, đã ở đúng vị trí hay chưa, đã làm tròn bổn phận hay chưa là một tự vấn luôn được đặt ra. Dù khiêm nhường đến mấy nhưng những đóng góp văn chương của các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn liệt sĩ như Nguyễn Thi trong cuộc sống là không thể thiếu và phải được trân trọng. Văn chương góp phần không nhỏ trong hình thành và bồi đắp mỗi nền văn hóa. (Nhà văn Phùng Văn Khai).
4. “Tôi được đọc các tác phẩm của Nguyễn Thi từ khi chưa vào quân đội, sau này trong quá trình chiến đấu, tôi đã được đến những mảnh đất mà Nguyễn Thi miêu tả trong truyện, mới thấy tác giả đã bám sát thực tế sâu sắc đến thế nào. Nếu nói về cuộc đời và nghiệp văn của Nguyễn Thi, tôi thấy đó là một sự nghiệp “Im lặng mà tỏa sáng”. Im lặng khi ông không nói về mình, không ầm ĩ, tự gây tiếng vang. Ông tỏa sáng qua các tác phẩm văn chương đi vào lòng người, trong mặt trận cầm viết ông là một anh hùng. Nguyễn Thi có thể nói là một nhà văn đặc biệt đã sống trọn vẹn cả hai góc cạnh nhà văn và người lính, với cả hai, ông đã sống đúng nghĩa một con người” (Trần Thế Tuyển)
5. “42 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng ký ức về một thời máu lửa dễ gì nguôi quên được trong tâm khảm những người đang sống hôm nay? Đã có một con đường, một trường học ở thành phố nơi ông hy sinh mang tên Nguyễn Thi, đó là sự ghi công kịp thời nhưng bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ, chưa tương xứng. Cần phải có một tấm bia tưởng niệm và nếu có thể được thì nên có một tượng đài tôn vinh nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi, người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” (Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc)
6. “Nếu nhận xét gì về nhà văn Nguyễn Thi thì chỉ có thể nói anh “Xứng danh một anh hùng”. Trong văn nghiệp anh đã sống hết mình để lại cho đời những tác phẩm xuất sắc, tạo nên một phong cách hết sức đặc trưng trong văn học, phong cách Nguyễn Thi với cách dùng đối thoại rất mộc mạc nhưng đầy tinh tế cùng những chi tiết đắt giá được kết tinh từ kinh nghiệm sống và chiến đấu. Với vai trò người lính, Nguyễn Thi đã chiến đấu đầy quả cảm, xả thân mình cho đến hơi thở cuối cùng” (Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm)
II. Về tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
2. Tóm tắt:
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
3. Nhan đề:
“Những đứa con” trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến – những người con trong một “gia đình” nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của đại “gia đình” miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
4. Tình huống truyện:
– Việt – nhân vật chính của truyện bị thương nặng trong một trận đánh, Việt bị lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Và chính trong trạng thái khi ngất đi, lúc tỉnh lại, Việt đã hồi tưởng lại những sự kiện diễn ra ở gia đình mình, với mình, chị Chiến. – Truyện được kể theo dòng ý thức của nhân vật khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. .
– Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật: trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng nhân vật như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian. – Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ. – Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu quê hương, gia đình, thủy chung đến với cách mạng, ngùn ngụt ngọn lửa căm thù giặc… – Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động
5. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi:
Khuynh hướng sử thi thể hiện ở:
+ Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nhân vật: có tính khái quát cao.
+ Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng
6. Chủ đề:
Qua hồi ức của Việt khi bị thương, tác giả ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời khẳng định: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi