nhung-nhan-dinh-van-hoc-hay-ve-truyen-ngan-chiec-luoc-nga-va-nha-van-nguyen-quang-sang

Những nhận định hay về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Những nhận định văn học hay về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” và nhà văn Nguyễn Quang Sáng

* Tóm tắt tác phẩm:Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu mới chưa được đầy một tuổi. Bảy năm sau ông mới được về thăm nhà. Trong 3 ngày ở nhà, ông vui mừng muốn vỗ về ôm ấp con nhưng con không nhận là cha mà ăn nói cộc lốc, trống không, có thái độ và những hành động không chấp nhận ông Sáu là cha của mình. Nguyên nhân vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo không giống như trong ảnh. Bé Thu đã được ngoại giải thích, nó nhận ông Sau là cha trong niềm xúc động. Ông Sáu phải trở lại đơn vị công tác. Ông đã dồn hết tình yêu thương, nỗi nhớ đứa con gái yêu vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ấy cho một người bạn. Cuối cùng, chiếc lược ấy đến được tay bé Thu thì cha con không bao giờ được hội ngộ nữa.

– “Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người”.

– “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”.

– “Chiếc lược ngà thuộc loại truyện đọc đã thấy hay, khơi dậy trong ta những tình cảm cao đẹp”.

– “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”.

– “Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn khẳng định: Chiến tranh có thể làm chia lìa gia đình gây ra sự ngộ nhận, hiểu lầm nhất thời nhưng không thể cướp đi tình cha con thiêng liêng sâu nặng”.

– “Nguyễn Quang Sáng là “nhà văn của đồng bằng Nam Bộ”. Bởi “văn chương của ông hồn hậu, mang được hơi thở, phong cách lẫn khẩu khí, phong độ của người dân Nam Bộ rất rõ. Tôi thấy anh làm văn không hề cầu kỳ. Đọc văn anh có cảm giác như được tiếp xúc với cuộc đời thật, với hơi thở cuộc sống thật, với những con người thật mình đã từng gặp đâu đó”.

– “Với lối viết chân chất, mộc mạc, bình dị cộng với giọng văn đặc chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã tạo cho mình một nét riêng trong phong cách nghệ thuật”.

– “Là nhà văn trưởng thành gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, được trải nghiệm với những gian khổ nơi chiến trường, được sống và chiến ñấu với những con người mộc mạc, bình dị mà anh dũng phi thường cho nên đó có thể xem ñó là nguồn cảm hứng để nhà văn sáng tác”.

–  “Hình ảnh cuộc chiến đấu trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng được chuyển tải bằng một dư vị đặc biệt – giản dị, tự nhiên nhưng ñầy xúc động”.

– “Nguyễn Quang Sáng không xoáy ngòi bút của mình vào việc xây dựng những anh hùng của thời đại mà nhà văn chỉ viết về những ñiều rất bình dị trong cuộc sống. Nhà văn “đặc biệt quan tâm cách người ta ñã sống ra sao giữa bom đạn tàn khốc ñể vẫn là một con người bình thường như bao người bình thường khác”.

– “Với việc sử dụng những chi tiết đắt giá, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã đi vào lòng người và khiến cho con người ta luôn nghĩ ngợi, luôn bị ám ảnh bởi những câu chuyện được kể. Có những chi tiết tưởng chừng như rất đỗi bình thường, ấy vậy mà dưới ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng nó đã trở thành những chi tiết “đắt giá” và giàu tính nghệ thuật”.

Đọc thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang