Những quan niệm về văn chương của Nguyễn Tuân
1. Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể, hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những cái vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.
2. Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và viết đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn trong bất kỳ lĩnh vực nào khác.
3. Nghề văn là nghề của chữ … Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà “sinh sự”.
4. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.
5. Nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp.
6. Muốn viết được những trang văn như hoa thì phải lao động miệt mài như ong làm mật, phải xót lòng, đèo bòng như trai làm ngọc.
7. Lòng kiêu căng của ta xui ta chỉ nên chơi có một lối độc tấu.
8. Ngay cả lúc anh đăm đăm ngồi trước trang giấy trắng bạnh giữa phòng văn, anh cũng vẫn là một con người đang đi. Đi vào cái đêm làm việc của mình. Đi cho đến tận cùng chỗ của đêm mình.
9. Viết văn để yêu cuộc sống, để tìm nhân loại, để tìm mình trong nhân loại, để thấy được nhân loại trong mình.
10. Chúng ta vẫn đắm đuối với nghề Iàm văn, ngày càng chuốt thêm văn tự, ngày càng làm óng tốt dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt cổ truyền của mình.