on-tap-phan-tieng-viet-tiep-theo-tu-loai-ngu-van-7

Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) (đầy đủ) – Từ loại – SGK Ngữ văn 7

Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) – Từ loại

Nội dung:

1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa?

2. Thế nào là từ trái nghĩa?

3. Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.

4. Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

5. Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu?

6. Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
– Bách chiến bách thắng
– Bán tín bán nghi
– Kim chi ngọc diệp
– Khẩu Phật tâm xà
Mẫu: Độc nhất vô nhị: có một không hai.

7. Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
– Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặng ngắm trăng suông, nhìn sương toả, nghe giun kêu dế khóc. (in đậm cụm từ đồng ruộng mênh mông và vắng lặng)
– Bác sĩ bảo bệnh tình của anh ấy nặng lắm.Nhưng phải cố gắng đến cùng, may có chút hi vọng. (in đậm cụm từ phải cố gắng đến cùng)
– Thôi thì làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái, tôi xin nhận lỗi với các bác vì đã không dạy bảo cháu đến nơi đến chốn. (in đậm cụm từ làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái)
– Ông ta giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì mà rất keo kiệt, chẳng giúp đỡ ai. (in đậm cụm từ giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì)
(Theo Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Giải bài tập Tiếng Việt 7, tập hai)

8. Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?

9. Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang