»» Nội dung bài viết:
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Ngữ văn 7, Cánh Diều)
I. Đọc hiểu văn bản.
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | ||
Văn bản nghị luận | ||
Văn bản thông tin |
Trả lời:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | – Truyện ngắn và tiểu thuyết
– Thơ bốn chữ, năm chữ
– Truyện khoa học viễn tưởng | – Người đàn ông cô độc giữa rừng. – Buổi học cuối cùng – Dọc đường xứ Nghệ – Mẹ – Tiếng gà trưa – Ông đồ – Bạch Tuộc – Chất làm gỉ – Nhật trình Sol 6 |
Văn bản nghị luận | – Nghị luận văn học | – Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” – Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” |
Văn bản thông tin | – Văn bản thông tin | – Ca Huế – Hội thi thổi cơm – Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang |
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại | Thể loại hoặc kiểu văn bản | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | ||
Văn bản nghị luận | ||
Văn bản thông tin |
Trả lời:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | Người đàn ông cô độc giữa rừng. | Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú. |
Buổi học cuối cùng | Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. | |
Dọc đường xứ Nghệ | Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. Đi đến đâu ông Phó bảng cũng giải thích cho hai cậu con trai Côn và Khiêm về những địa danh lịch sử, những phong cảnh đất nước và những câu chuyện gắn với địa danh đó. Qua đó ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người. | |
Mẹ | Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi. | |
Tiếng gà trưa | Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. | |
Ông đồ | Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. | |
Bạch Tuộc | Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. Trong trận chiến đó bằng sự thông minh, mưu trí, dũng cảm những con người đã chiến thắng được bọn “bạch tuộc” nhưng cũng thật buồn vì lũ bạch tuộc đã cướp đi người thủy thủ xấu số vào đại dương mênh mông. | |
Chất làm gỉ | Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi. | |
Nhật trình Sol 6 | Đoạn trích là sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. Anh ta đã rất cố gắng tự chữa vết thương cho mình và tìm cách duy trì cuộc sống. | |
Văn bản nghị luận | Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” | Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. |
Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” | Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh | |
Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” | Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai | |
Văn bản thông tin | Ca Huế | Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế |
Hội thi thổi cơm | Văn bản kể lại đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định). | |
Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang | Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc. |
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo mẫu sau
Mẫu:
– Thơ bốn chữ, năm chữ.
+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ trong bài thơ
Trả lời:
– Truyện ngắn: Chú ý các tình tiết, sự kiện quan trọng, diễn biến tâm lí nhân vật
– Tiểu thuyết: Khi đọc một phần hay một đoạn trích cần tìm hiểu nội dung chính của cả cuốn tiểu thuyết để nắm được nội dung chính
– Truyện khoa học viễn tưởng: Chú ý liên kết, tưởng trượng, hình dung những chi tiết hấp dẫn trong tác phẩm
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy giới thiệu tóm tắt về một văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em.
Trả lời:
– Văn bản “Hội thi thổi cơm” là văn bản có nội dung gần gũi với em nhất vì nó giúp em hiểu thêm về các lễ hội truyền thống ở quê hương đất nước mình.
II. Thực hành viết.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
Trả lời:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
Tự sự | Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
Biểu cảm | Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ |
Biểu cảm | Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc |
Nghị luận | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
Thuyết minh | Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi |
Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? – … |
Trả lời:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
– Bước 1: Chuẩn bị | – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? – Thu nhập lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết …. |
– Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | – Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí – Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài |
– Bước 3: Viết | Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau |
– Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa | Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không. |
Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi.
Trả lời:
Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học: phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, thuộc kiểu văn bản nghị luận
Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi: là bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là giới thiệu những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ, thuộc kiểu văn bản thuyết minh.
III. Nói và nghe.
Câu 8 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe liên quan chặt chẽ đến nội dung đọc hiểu và viết
Trả lời:
– Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
– Trao đổi về một vấn đề
– Thảo luận nhóm về một vấn đề
– Giải thích quy tắc của một hoạt động luật lệ hay trò chơi.
IV. Tiếng Việt.
Câu 9 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liệt kê các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,… |
Trả lời:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết. | – Từ địa phương (nhận biết, giải nghĩa từ, vận dụng) |
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ. | – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,… |
Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng. | – Phó từ và số từ |
Bài 4: Nghị luận văn học. | – Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ – vị |
Bài 5: Văn bản thông tin. | – Mở rộng trạng ngữ |
V. Tự đánh giá cuối học kì.
I. Đọc hiểu.
a. Cho hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu – HỮU THỈNH)
1. Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Đáp án: C. Miêu tả
2. Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 2/2/1
B. 2/3
C. 1/2/2
D. 3/2
Đáp án: D. 3/2
3. Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi – se
B. Ngõ – về
C. Vã – hạ
D. Dàng – hạ
Đáp án: C. Vã – hạ
4. Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
Đáp án: A. Sự biến chuyển của trời đất khi thu sang
5. Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy ầm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
Đáp án: A. Láy âm đầu
6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
Đáp án: C. Nhân hóa
b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10):
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.
2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì có bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể thoát ra bên ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.
3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.
4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.
5. Di chuyển đến phía sau. Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào…
6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!”
7. Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thanh máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thanh máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy
Đáp án: B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
8. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng , phong phú về các loại thanh máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng
Đáp án: C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
9. Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy
A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải…
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy,…
Đáp án: A. Đọc tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm mỗi mục
10. Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
Đáp án: C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
II. Viết.
Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn .
Đề 1: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng, yêu thích.
Bài viết tham khảo.
Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng
Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ.
Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.
Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.
Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết
Đề 2: Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nêu trên.
Bài làm tham khảo.
Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa – thể hiện rõ nhất qua 2 khổ thơ đầu. Mùa thu sang được báo hiệu không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” – một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lừng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới.