Phân tích cách nhìn người của nhà văn Nam Cao qua hình người người kể chuyện trong truyện ngắn “Lão Hạc”.
1. Xuất phát từ quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh”: Cách nhìn của nhà văn là cách nhìn của một con người luôn thấu hiểu , đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Nhà văn luôn thấu hiểu nỗi khổ về vật chất và tinh thầnh của người nông dân. Là người sống gần gũi , gắn bó với người nông dân Nam Cao đã nhìn sâu hơn vào nỗi đau tinh thần của nhà văn.
2. Bằng cái nhìn yêu thương trân trọng, Nam Cao đã nhận ra vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của lão Hạc trong cuộc sống không phải giành cho con người.
a. Nhà văn nhận thấy từ thẳm sâu tâm hồn lão Hạc tấm lòng nhân hậu thật đáng quý:
– Nam Cao đã nhận ra tình cảm thân thiết máu thịt của con người dành cho con người.
– Nam Cao còn phát hiện ra nỗi ân hận cao thượng và đức tính trung thực của Lão Hạc qua việc bán con chó
– Nhà văn càn nhận thấy ở người cha còm cõi xơ xác như lão Hạc tình yêu thương con sâu nặng
b. Với phương chấm cố tìm mà hiểu, Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau vẻ ngoài xấu xí gàn dở của Lão Hạc là lòng tự trọng và nhân cách trong sạch của lão Hạc
* Mở rộng: Có thể so sánh cách nhìn trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao và cách nhìn có phần miệt thị, khinh bỉ người nông dân của Vũ Trọng Phụng. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng tả người nông dân như những con người không có ý thức không cảm xúc, coi họ như những bọn người xấu xa, đểu cáng. Thấy được cái nhìn của Nam Cao là cái nhìn tiến bộ và nhân đạo sâu sắc.
3. Là cách nhìn có chiều sau tràn đầy lạc quan tin tưởng.
– Nam Cao nhìn người nông dân không phải bằng thứ tình cảm dửng dưng của kẻ trên hướng xuống dưới, càng không phải là hời hợt phiến diện.
– Nam Cao luôn đào sâu, tìm tòi khám phá những ẩn khuất trong tâm hồn của lão Hạc, từ đó phát hiện ra nét đẹp đáng quý: Đó là cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân.
– Trước cách mạng, không ít nhân vật của Nam cao đều bị hoàn cảnh khuất phục, làm thay đổi nhân hình lẫn nhân tính. Vậy mà kì diệu thay hoàn cảnh khắc nghiệt đã không khiến một lão Hạc lương thiện thay đổi được bản tính tốt đẹp …..
– Lão đã bảo toàn nhân cách cao cả của mình để tìm đến cái chết: “Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn…” thể hiện niềm tin của nhà văn vào nhân cách vào sự tồn tại kiên cường vào cái tốt .
Bài văn tham khảo 1:
- Mở bài:
Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn nam Cao viết về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Lão Hạc, với cuộc sống đầy bi thương, là hình tượng của phẩm chất cao quý. Qua hình người người kể chuyện, Năm Cao đã thể hiện cách nhìn người, nhìn đời một cách sắc sảo, độc đáo: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (…) Cái bản tính tốt củ người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một điểm quan trọng trong ý thức sáng tác của nhà văn Nam Cao. Đó chính là vấn đề mà sau này Nam Cao gọi là “đôi mắt”; phải xác định “đôi mắt” đúng đắn trong cách nhìn về quần chúng nghèo khổ.
- Thân bài:
Trong “Lão Hạc”, nhà văn cho rằng đối với người nông dân lao động thì phải “cố mà tìm hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chỉ là “những người đáng thương” và có “bản tính tốt”, có điều, “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông, và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
Có thể nói, chẳng những trong “Lão Hạc” mà trong cả “Chí Phèo”, “Lang Rận”, “một bữa no”, “Tư cách mõ”... và hầu hết truyện dài của Nam Cao, nhà văn đều đặt ra vấn đề “đôi mắt”. Ông chính là luật sư đứng ra bênh vực cho một Chí Phèo, một anh Cu Lộ, một Lang Rận, một bà cái Tí, khẳng định rằng họ đều có tình cản rất “đáng thương” và đều “bản tính tốt”, nhưng chính cuộc đời quá khắc nghiệt đã đẩy họ vào con đường lưu manh hoặc làm những việc xấu xa…
Sau cách mạng, trong truyện ngắn “Đôi mắt” (1948), Nam Cao đã trực diện đặt ra vấn đề cần xác định “đôi mắt” đúng đắn để thấy được bản chất cách mạng của quần chúng nông dân đang là chủ lực của cuộc kháng chiến chống Pháp khi đó.
Cho nên, có thể nói, vấn đề “đôi mắt” là một đặc điểm quan trọng trong quan điểm sáng tác của Nam Cao, trở thành ý thức nghệ thuật thường trực trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu nặng với nhân dân.
Bài văn tham khảo 2:
Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân trong giai đoạn 1930 – 1945. Nam Cao đã tận dụng vị thế quan trọng của lão Hạc để truyền đạt cách nhìn nhân văn và đồng cảm đối với cuộc sống và đau thương của người nông dân.
Nam Cao chân thật và nhạy bén khi phản ánh cuộc sống khó khăn của lão Hạc, người nông dân mất mát nhiều thứ, từ nghề nghiệp đến tinh thần. Những đau đớn và tủi nhục được thể hiện một cách trung thực, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi khổ vật chất của người nông dân.
Nam Cao nhìn sâu vào cuộc sống tinh thần của người nông dân thông qua nhân vật lão Hạc, biểu lộ những nỗi đau tinh thần sâu sắc. Lão Hạc trải qua những đau khổ từ mất vợ, chia lìa với con, và lo lắng cho số phận con ở đồn điền cao su. Tác giả chân thực với những cảm xúc, tình cảm nhân văn của nhân vật.
Nam Cao không chỉ nhìn nhận những khía cạnh khó khăn của người nông dân mà còn vạch ra những phẩm chất cao đẹp như lòng yêu thương, sự lương thiện và tự trọng của lão Hạc. Tình thương con vật, đối xử nhân ái với mọi người và sự tự trọng đến chết của nhân vật là những đặc điểm nổi bật mà Nam Cao nhấn mạnh trong tác phẩm.
Nam Cao, trong việc nhìn nhận con người nông dân, đã phản ánh cảm hứng nhân văn sâu sắc. Tác giả tôn vinh vẻ đẹp của họ trong đau khổ, cay đắng, thể hiện cái nhìn yêu thương và đồng cảm với những nỗi đau của những người nông dân đồng khổ.
Tuy nhiên, cách nhìn của Nam Cao có hạn chế khi có vẻ quá bi quan. Cuộc đời người nông dân thường trải qua những khó khăn, tủi nhục, nhưng cũng cần có ánh sáng hy vọng. Nam Cao chưa thấy ‘ánh hồng’ trong cuộc sống của họ, điều này có thể làm cách nhìn của ông trở nên không hoàn chỉnh.
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao là một thành công lớn, đặc biệt trong cách nhìn về người nông dân. Nam Cao thể hiện cảm nhận đồng cảm, thương yêu, và sự bênh vực sâu sắc đối với nhân vật lão Hạc, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.
Bài văn tham khảo 3:
Lão Hạc là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân trong giai đoạn 1930 – 1945. Nam Cao đã tận dụng vị thế quan trọng của lão Hạc để truyền đạt cách nhìn nhân văn và đồng cảm đối với cuộc sống và đau thương của người nông dân.
Nam Cao chân thật và nhạy bén khi phản ánh cuộc sống khó khăn của lão Hạc, người nông dân mất mát nhiều thứ, từ nghề nghiệp đến tinh thần. Những đau đớn và tủi nhục được thể hiện một cách trung thực, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi khổ vật chất của người nông dân.
Nam Cao nhìn sâu vào cuộc sống tinh thần của người nông dân thông qua nhân vật lão Hạc, biểu lộ những nỗi đau tinh thần sâu sắc. Lão Hạc trải qua những đau khổ từ mất vợ, chia lìa với con, và lo lắng cho số phận con ở đồn điền cao su. Tác giả chân thực với những cảm xúc, tình cảm nhân văn của nhân vật.
Nam Cao không chỉ nhìn nhận những khía cạnh khó khăn của người nông dân mà còn vạch ra những phẩm chất cao đẹp như lòng yêu thương, sự lương thiện và tự trọng của lão Hạc. Tình thương con vật, đối xử nhân ái với mọi người và sự tự trọng đến chết của nhân vật là những đặc điểm nổi bật mà Nam Cao nhấn mạnh trong tác phẩm.
Nam Cao, trong việc nhìn nhận con người nông dân, đã phản ánh cảm hứng nhân văn sâu sắc. Tác giả tôn vinh vẻ đẹp của họ trong đau khổ, cay đắng, thể hiện cái nhìn yêu thương và đồng cảm với những nỗi đau của những người nông dân đồng khổ.
Tuy nhiên, cách nhìn của Nam Cao có hạn chế khi có vẻ quá bi quan. Cuộc đời người nông dân thường trải qua những khó khăn, tủi nhục, nhưng cũng cần có ánh sáng hy vọng. Nam Cao chưa thấy ‘ánh hồng’ trong cuộc sống của họ, điều này có thể làm cách nhìn của ông trở nên không hoàn chỉnh.
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao là một thành công lớn, đặc biệt trong cách nhìn về người nông dân. Nam Cao thể hiện cảm nhận đồng cảm, thương yêu, và sự bênh vực sâu sắc đối với nhân vật lão Hạc, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.