Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” và “Lão Hạc”, hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.

qua-doan-trich-trong-long-me-va-lao-hac-hay-lam-sang-to-y-kien-tren-trang-sach-cuoc-song-tuyet-voi-biet-bao-nhung-cung-bi-tham-biet-bao-cai-dep-con-tron-lan-noi-niem-sau-muon-cai-nen

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” và “Lão Hạc”, hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.”

* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của 2 văn bản.

  • Thân bài:

Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm là giai đoạn 1930 – 1945, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

– Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp…

+ Vẻ đẹp của người phụ nữ khát khao tình yêu hạnh phúc, yêu thương con, … (mẹ bé Hồng).

+ Tình yêu thương mẹ sâu nặng của bé Hồng; Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng và lòng tự trọng cao quý của Lão Hạc.

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo.

– Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, …

+ Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo.

+ Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi.

+ Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo. nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực.

* Đánh giá chung:

–  Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế.

– Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.

  • Kết bài:

– Khẳng định tài năng, tâm hồn tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, liên hệ mở rộng.

Chứng minh: Cốt tủy của văn học chính là tình yêu thương con người

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.