Phân tích văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két
I – Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh 1928, tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, nôi tiếng nhất là Trăm năm cô đơn. Mác-két được nhận giải No-ben về văn học năm 1982.
2. Xuất xứ
Đây là phần trích từ bài tham luận của nhà văn Mác-két lại cuộc họp ở Mê- hi-cô (tháng 8/1986) kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, tiêu hủy vũ khí hạt nhân.
3. Thể loại: Nghị luận
4. Nội dung
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất.
+ Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra: hủy diệt mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất và của các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn (thay vì những chi phí đó nên được đầu tư cho giáo dục, y tế…).
+ Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí loài người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
+ Thông qua nội dung trình bày, Mác-két kêu gọi:
+ Chống chiến tranh, hướng đến thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng.
+ Đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí tuệ nhân loại có thể tồn tại nếu có thảm họa hạt nhân xảy ra.
5. Nghệ thuật
– Lập luận chặt chẽ.
– Chứng cứ cụ thể xác thực.
– Nghệ thuật so sánh giàu tính thuyết phục.
Ghi nhớ:
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên Trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Bài viết của Mác-két đã đề cập vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và bởi nhiệt tình của tác giả.
II – Luyện tập
Trình bày điều em có thể làm cho một thế giới không có chiến tranh.
Vì sao có thể nói: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại với lí trí?