»» Nội dung bài viết:
Phân tích ý nghĩa đoạn trích “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm
- Mở bài:
Nguyễn Khoa Điềm là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, mang màu sắc chính luận. “Đất Nước” – tên một chương (chương V) trong trường ca “Mặt đường khát vọng” 1971. Đoạn trích là phần đầu của chương Đất nước. Bài thơ là cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, do nhân dân làm ra, được biểu lộ bằng một giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.
- Thân bài:
Đất nước hiện hình trong chiều sâu văn hoá và lịch sử.
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất Nước ấy đã có từ rất xa, từ trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể
“…miếng trầu bây giờ bà ăn
…dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Đất nước có trong những phong tục, tập quán, truyền thống đánh giặc: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn”. Đất Nước bắt nguồn từ đời sống tình cảm: “cái kèo, cái cột thành tên. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần ,sàng” .Đất nước có trong những ngôi nhà mình ở, trong cuộc sống lao động bộn bề của mỗi người dân.
- Phân tích tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” trong đoạn trích Đất nước (trích “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận hình ảnh đất nước trong 9 dòng thơ đầu đoạn trích “Đất nước” (“Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với nghệ thuật điệp từ, hình ảnh Đất Nước hiện lên thật thiêng liêng và tôn kính mà gần gũi qua những gì thân thuộc, đơn sơ nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Đây chính là sự cảm nhận ở chiều sâu văn hoá và lịch sử
Đất nước hiện hình trong không gian và thời gian mênh mông.
Đất Nước được cấu thành từ hai yếu tố: Đất và Nước. Nhà thơ lí giải: Đất: là nơi anh đến trường. Nước: là “nơi em tắm”. Đất Nước là “nơi ta hò hẹn”. Đất Nước là “nơi em đánh rơi trong nỗi nhớ thầm”. Đó là một cái nhìn mới mẻ về hình tượng Đất Nước thiêng liêng bằng quan niệm mới mẻ của tuổi trẻ mang tính cá thể và hết sức táo bạo.
Đất nước còn hiện ra trong chiều rộng của địa lí. Với tập thể: Đất Nước – nơi dân mình đoàn tụ. Tới đây, mạch suy tư hướng về cội nguồn:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Đất Nước hiện ra qua bao thế hệ cha anh đã làm nên trong chiều dài lịch sử mênh mông. Không dừng lại ỏ cảm nhận Đất Nước được mở ra theo chiều không gian: chiều rộng của địa lí, chiều dài của lịch sử mà còn ở chiều sâu của văn hoá, phong tục. Lịch sử lâu đời của đất nước ta được cắt nghĩa bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa: “Sự tích trầu cau”; “Thánh Gióng”. Đất nước trong chiều sâu lịch sử bất tận của dân tộc. Thành ngữ dân gian “gừng cay muối mặn”, những câu chuyện cổ tích cùng những phong tục tập quán có từ lâu đời…Đất nước hiện về trong cảm nhận ở chiều sâu văn hoá
Suy ngẫm về trách nhiệm, bổn phận của thế hệ và chính bản thân mình đối với đất nước.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”.
Hai câu thơ cho thấy mối quan hệ giữa cá thể với cộng đồng, giữa mỗi người với Đất Nước không thể tách rời, làm nên chất chính luận và triết lí sâu sắc
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”.
Đây chính là lời tâm sự cùng thế hệ trẻ: hãy biết gắn bó và san sẻ, phải biết hoá thân để làm nên Đất Nước. Đất Nước này là đất Nước của nhân dân. Thêm vào đó, tiếng gọi tha thiết “Em ơi em !” là sự khẳng định “Đất Nước ….của mình”. Loạt từ: hoá thân, san sẻ, gắn bó,… nó như những lời giục giã chân thành – một lời tâm sự có sức truyền cảm mạnh mẽ, làm lay động lòng người
Tư tưởng Đất Nước là “Đất Nước của nhân dân”.
Đất nước trên phương diện địa lí:
– Những núi Vọng Phu
– Hòn trống mái
– Ao đầm
– Dựng đất tổ Hùng Vương
– Dòng sông xanh thẳm
– Núi Bút, non Nghiên
– Hạ Long – thắng cảnh
– Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
– Ruộng đồng, gò bãi
Nguyễn khoa Điềm nói về địa lí không phải bằng chiều dài, chiều rộng của Đất Nước mà bằng cách nói có cảm xúc mới mẻ mà sâu sắc: Nhà thơ đã nhìn ngắm Đất Nước mình qua các danh thắng trải dài từ Bắc chí Nam. Đó là những địa danh, những danh lam thắng cảnh, những tên đất…đã gắn liền với dân tộc, với cuộc sống con người . Tất cả các địa danh được nhắc đến đều gắn liền với một huyền thoại, huyền tích và sự thật về nhân dân trong lịch sử. Nói cách khác, chính những huyền thoại, huyền tích và sự thật lịch sử về nhân dân đã làm nên tên tuổi của các địa danh ấy, biến chúng thành danh thắng, thành di tích lịch sử văn hóa được mọi người thừa nhận và biết đến.
Đất Nước còn ẩn chứa những nét đẹp tâm hồn của nhân dân trong mấy nghìn năm lịch sử: sự thủy chung; tình nghĩa vợ chồng; tinh thần yêu nước; ý thức hướng về tổ tông, nguồn cội; tinh thần hiếu học, ý chí vượt khó vươn lên; tinh thần xả thân vì cộng đồng, dân tộc:
“Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta…”
Từ suy tư về đất nước, nhà thơ đúc kết thành triết lí sâu sắc: mỗi địa danh đều xuất hiện bóng dáng của con người
Đất nước trên phương diện lịch sử:
Đất nước hiện hình trong chiều dài lịch sử của dân tộc:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp”
Đất nước hình thành trong đời sống lao động cần cù của nhân dân:
“Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng.”
Đất nước được giữ gìn qua nhưng cuộc chiến vệ quốc vĩ đại:
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không”
Đất nước được tạo nên bởi sự hi sinh của lớp lớp con người vô danh:
“Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Đất Nước được kết tinh bởi bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vô danh – những con người đã làm nên Đất Nước. Chính bởi thế: Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân. Vai trò của nhân dân toả sáng trong sáu câu thơ đầy triết lí. Nhân dân đã chiếm lĩnh trên vũ đài lịch sử.
Đất nước của nhân dân đã quy tụ cái nhìn đưa đến những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về địa lí, lịch sử. Nó khẳng định vai trò của nhân dân đã làm nên lịch sử. Đây là lí do vì sao, khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của Đất Nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách, mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh – không thể nhớ mặt đặt tên …những con người đã làm nên Đất Nước
Trong thời đại kháng chiến chống pháp và chống Mĩ cứu nước, chân lí Đất nước của nhan dân một lần nữ được khẳng định mạnh mẽ. Đó là đại đội trưởng cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát là một chàng trai ở tỉnh lúa Thái Bình. Những chiến sĩ ngồi trên xác pháo xe tăng cũng đều là người nông dân mặc áo lính. Những người chiến sĩ ấy không hề đắn đo giữa sự sống và cái chết. Họ thật giản dị, bình tâm. Tên tuổi họ đã làm nên Đất Nước
Đất nước trên phương diện văn hoá:
Một lần nữa, tác giả khẳng định:
Đất nước này là Đất Nước của Nhân dân. Đất Nước của ca dao thần thoại.
Đất nước ấy:
:Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”
Từ ý nghĩa của những câu ca dao tục ngữ, những lời ca tiếng hát, những câu chuyện kể để chúng ta nhận ra rằng đất nước mình bình dị và nghĩa tình. Đất nước dạy ta biết kiên nhẫn chờ đợi, biết đi trả thù mà không sợ dài lâu. Những dòng sông xanh biếc đi vào câu hát câu hò. Lẫn chìm trong giấc ngủ tuổi thơ với cánh cò ruộng lúa. Nhân dân ta biết lấy lao động làm niềm vui, lấy kinh nghiệm làm bài học dạy cho cháu con không ngừng cố gắng và sống làm sao cho trong sạch, cho đúng với đạo lí, để ta lớn lên bằng niềm tin rất thật.
“Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh”
Để ta nhận ra cuộc đời này có vay có trả, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Để ta biết người ta là hoa của đất, biết làm người chân thực, không bao giờ dối lừa nhau. Thế nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh:
*Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
…………………………………
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào.”
Đất nước ta là thế đấy. Dù thế nà cũng vẫn chân thành, nghĩa tình và thủy chung. Điều ấy khiến cho tác giả vô cùng xúc động: Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
Bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình chính trị sâu lắng, thiết tha, sử dụng nhuần nhị chất liệu văn hoá và văn học dân gian, đoạn thơ đã nói lên cảm nhận mới mẻ, độc đáo của tác giả về Đất Nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diên: địa lí, lịch sử và văn hoá. “Đất nước này là đất nước của nhân dân đất nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.
Với hình thức biểu đạt giàu suy tư, qua giọng thơ trữ tình chính trị sâu lắng, thiết tha, sử dụng nhuần nhị chất liệu văn hoá và văn học dân gian trong câu thơ hiện đại là một đóng góp riêng của tác giả, đồng thời là lí do tạo thêm sức hấp dẫn của đoạn thơ, sử dụng đa dạng và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư, triết luận sâu sắc. Đoạn trích “Đất nước” đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước trên nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lí dựa trên tư tưởng cốt lõi: “đất nước của nhân dân”.
- Kết bài:
Đoạn trích Đất nước đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, với sự kết hợp giữa chính luận với trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, nhờ đó đoạn thơ đã đưa đến những nhận thức: đất nước không ở đâu xa, đất nước là những gì gần gũi thân yêu, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, đất nước ở trong ta với tâm hồn, cốt cách, đất nước ở ngoài ta với những nuôi dưỡng, dạy dỗ, chở che; đất nước hình thành và phát triển qua cuộc chạy tiếp sức vĩ đại, vĩnh hằng của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó cũng là một cách cảm nhận mới mẻ về đất nước qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hiến và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
- Phân tích đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
- Phân tích tư tưởng Đất nước của Nhân dân trong đoạn trích Đất nước (trích “Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm