Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
- Mở bài:
“Tắt đèn” là một bộ tiểu thuyết xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố và của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích đoạn đầu, lúc gia đình chị Dậu cường quyền bị bức bách trong vụ thu thuế năm ấy. Đoạn trích đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trọng lòng người đọc về nhân vật chị Dậu hết lòng yêu chồng, thương con, dũng cảm liều mình chống lại cường quyền để bảo vệ chồng.
- Thân bài:
Chị Dậu là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nhà quê trước năm 1945.
Nhân vật chị Dậu lâm vào hoàn cảnh bi đát thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con sái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng, thoát khỏi sự bức nã của bọn cường hào ác bá. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu của anh Sửu, em ruột anh Dậu, đã chết từ năm ngoái. Thật là khốn cùng, chị Dậu không biết tìm đâu ra tiền để nộp xuất sưu ấy nữa. vì thế mà anh Dậu bị bọn cường hào đánh cho thừa chết thiếu sống. Thương chồng nhưng chị Dậu chẳng biết làm gì hơn.
Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi chồng và tìm mọi cách cứu chữa chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo. Chị Dậu múc cháo ra bát, lấy quạt quạt cho cháo chóng nguội để chồng “ăn lấy vài húp” vì chồng chị “đã nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì…”.
Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi ngồi xuống cạnh chồng “cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ôm, tính mạng đang bị bọn cường hào khủng bố cả thể xác lẫn tinh thần.
Chị Dậu là một phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm, tiềm tàng sức sống mạnh mẽ. Bị ức hiếp cùng cực, chị Dậu đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lí trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại “sầm sập” xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa “run rẩy” kề miệng vào bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lộ, anh đã “lăn đùng” xuống phản! Tên cai lệ hung hăng chửi bới. Hắn gọi anh Dậu là “thằng kia”,... hắn “trợn ngược hai mắt” quát chị Dậu: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất” một cách hách dịch.
Trước tình thế, chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thi “run run” xin khất, lúc thì van nài “xin ông trông lại” nhưng vẫn không thể làm động lòng những kẻ bất nhân kia. Tên cai lệ càng hung hăng hơn, hắn “giật phất cái thừng” trong tay anh hầu cân lí trưởng rồi “sầm sập” sấn đến chỗ anh Dậu đang nằm để hất trói “điệu ra đình”.
Chị Dâu thất thần van hắn “tha cho…” thì hắn “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, tát “đánh bốp” vào mặt chị, rồi “nhảy vào” canh ạnh Dậu. “Một ngày lạ thói sai nha – Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền” (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, “kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man, không còn tính người nữa. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết cự lai: “Chồng tôi đau ôm, ông không được phép hành hạ!”. Không thể lùi bước, chị Dậu đã “nghiến hai hàm lăng” thách thức: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Nghe giọng nói đanh thép của người đàn bà nông dân, bọn cường hào kia chưa kịp hết kinh ngạc đã bị đánh cho một trận nhớ đời.
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức đã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân dã có nhận xét rất thú vị: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ lăn xả vào bóng tôi mà phá ra…”. Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lộ và tên hầu cận lí trưởng một bài học đích dáng. Ông dã chỉ ra một quy luật tất yêu trong xã hội: Có áp bức, có đấu tranh!
- Kết bài:
Cảnh “Tức nước vờ bờ” giàu tính hiệu thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thắng đầy kịch lính. Ở nhân vật chi Dậu, người đọc đã nhận ra nhiều phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng. Bức chân dung chị Dậu đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của tiểu thuyết “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, người đọc cũng thấy rõ bộ mặt bất nhân tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến và những phẩm chất cao quý cùng sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân.
- Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của Andecxen
- Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
- Phân tích đoạn trích “Trong lòng mẹ” ( trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)
Dàn bài chi tiết:
Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Mở bài.
– Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực, xuất sắc viết rất thành công và chân thực về hình tượng người nông dân trước CMT8. Với một nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo và trái tim yêu thương con người tha thiết, Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã cho ta thấy thêm một vẻ đẹp bất ngờ trong tính cách của chị Dậu, đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu thương chồng con vô bờ bến.
- Thân bài.
1. Chị Dậu – một người nhẫn nhục, chịu đựng.
– Mọi cố gắng chăm sóc chồng của chị Dậu đều uổng phí (Anh Dậu vừa kề bát cháo đến miệng, nghe tiếng thét của Cai Lệ thì sợ quá lăn đùng ra phản).
– Thái độ của bọn tay sai: hách dịch, hành động thì hung hãn, lời nói thì thô lỗ.
– Trong hoàn cảnh ấy, thái độ của chị Dậu:
+ Run run (chị sợ thì ít mà lo cho chồng thì nhiều).
+ Chị cầu khẩn bằng giọng thiết tha “nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại”.
+ Cách xưng hô nhúng nhường: gọi “ông” và xưng “cháu”.
→ Cách cư xử của chị thể hiện thái độ nhẫn nhục, chịu đựng của chị. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái khó khăn ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong cho chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh)
2. Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt.
– Khi tên Cai Lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu thì:
+ Chị xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống, đỡ lấy tay hắn và tiếp tục van xin: “ông tha cho nhà cháu”.
+ “Xám mặt” tức là chị đã rất tức giận, bất bình trước sự vô lương tâm của lũ tay sai. Thái độ của chị thì bất bình nhưng lời nói của chị vẫn nhũn nhặn. Điều đó chứng tỏ sức chịu đựng của chị là rất lớn.
– Khi tên Cai Lệ bịch vào ngực chị và quyết bắt trói anh Dậu:
+ Chị cự lại bằng lời nói: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo.
+ Cách xưng hô ngang hàng: “ông – tôi”. Cách xưng hô thể hiện sự uất ức của chị.
+ Thái độ quyết liệt: một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để.
– Khi Cai Lệ tát chị Dậu và tiếp tục nhẩy vào cạnh anh Dậu:
+ Chị nghiến hai hàm răng → Thể hiện sự uất ức cao độ không thể kìm nén.
+ Ngang nhiên thách thức: “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !”
+ Túm cổ Cai Lệ, ấn dúi ra cửa.
+ Lẳng người nhà Lý trưởng ra thềm.
→ Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ.
3. Nhận xét, đánh giá, bình luận.
* Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn.
– Uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa.
– Là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến.
– Hành dộng dã man của tên Cai Lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị lên đến quá mức…
* Từ hình ảnh chị Dậu liên tưởng đến người nông dân trước cách mạng.
– Tự ti, nhẫn nhục, an phận do bị áp bức lâu đời.
– Họ sẽ phản kháng quyết liệt khi bị áp bức bóc lột tàn tệ.
– Sự phản kháng của chị Dậu còn tự phát, đơn độc nên chưa có kết quả.
* Liên hệ quy luật xã hội: Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
* Thái độ của nhà văn: Những trang viết với sự hả hê, nhà văn đứng về phía những người cùng khổ đồng tình với họ, lên án, tố cáo sự dã man của bọn tay sai, phong kiến.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế. Tính cách nhân vật chị Dậu hiện lên thật nhất quán.
- Kết luận.
Bằng cái nhìn sâu sắc và tấm lòng yêu thương thiết tha dành cho những kiếp người cùng khổ, Ngô Tất Tố thấy được sức sống tiềm tàng, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nông dân bị chà đạp tưởng đâu chỉ biết an phận, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Đoạn trích đã cho thấy sự tìm tòi khám phá và tiến bộ trong ngòi bút của Ngô Tất Tố. Vì thế Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của người phụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có một điển hình chân thực, toàn vẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động.
Tham khảo:
Cảm nhận sức mạnh phản kháng quyết liệt của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Chỉ vì chưa đóng được suất sưu của anh Sửu, em của anh Dậu, đã chết từ năm ngoái mà bọn sai nha đã lôi anh Dậu ra đình đánh cho thừa chết thiếu sống. Khi chúng khiêng anh Dậu về, trông anh rũ rượi như một cái xác chết. Tưởng đã qua khổ nạn, không ngờ, buổi chiều, chúng lại kéo đến, quyết đòi cho được tiền sưu. Chị Dậu hết lời năn nỉ, van xin chỉ mong chúng tha cho anh Dậu lần này.
Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ thật bất khuất. Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: “chị Dậu nghiến hai hàm răng: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” Chị chẳng những không còn xưng hô “cháu – ông”, mà cũng không phải “tôi – ông” như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng “bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”! Đó là cách xưng hô hết sức đanh đá của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căm giận và khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên đầu thù”, sẵn sàng đè bẹp đối phương.
Lần này chị Dậu đã không đấu lí mà quyết ra tay đấu lực với chúng. Cảnh tượng chị Dậu quật ngã hai tên tay sai đã cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang hàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai tên tay sai bị chị “ra đòn”. Với tên cai lệ “lẻo khoẻo” vì nghiện ngập, chị chỉ cần một động tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt đất! Đến tên người nhà lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dẳng hơn một chút (hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đền buông gậy ra, áp vào vật nhau), nhưng cũng không lâu, kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm!
Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào, chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây, chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị “làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm”.
Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Thật là đúng như vậy. Nếu chế độ phong kiến còn áp bức, bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người lương thiện như chị Dậu được sống thi những người nông dân như chị Dậu muốn sống được, không có cách nào khác phải vùng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột ấy. Phải chăng, đó cũng là những dự cẩm về cuộc nổi dậy sau này của nhân dân ta.
Hành động phản kháng quyết liệt của chị Dậu làm toát lên cái lô gic hiện thực “tức nước vỡ bờ”, “có áp bức, có đấu tranh” mà còn toát lên cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: Ngô Tất Tố với “tắt đèn” đã xui người nông dân nổi loạn. Nếu chế độ phong kiến còn áp bức, bóc lột tàn bạo không còn chỗ cho người lương thiện như chị Dậu được sống thi những người nông dân như chị Dậu muốn sống được, không có cách nào khác phải vùng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột ấy
Lúc bấy giờ, Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ” đó. Và không quá lời nếu nói rằng cảnh “tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này.
được
hình chị dậu đẹp đấy
cũng được
tạm tạm
Cũng tạm tạm???
Bài viết đầy đủ và chi tiết lắm. Cảm ơn tác giả.