Soạn bài: Bố cục của văn bản – Ngữ văn 8

bo-cuc-cua-van-ban

Soạn bài: Bố cục của văn bản

I. Bố cục vủa văn bản

1. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Một văn bản thưởng có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

+ Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề được nói tới trong văn bản.

+ Thân bài: Trình bày các nội dung chủ yếu làm sáng tỏ chủ đề của văn bản. Nội dung các phần thân bài cần được trình bày mạch lạc: có thế sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian hoặc. Theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận…

+ Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.

2.  Để viết được một văn bản hay, hoàn chỉnh cần sắp xếp các nội dung trong văn bản theo bố cục và trình bày mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

II. Hướng dẫn trả lời các bài tập trong SGK.

Phần I. Bố cục của văn bản

Câu hỏi 1:

Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” có thể chia làm 3 phần:

+ Phần 1: “Ông Chu Văn An ….. danh lợi”

+ Phần 2: “Học trò …….vào thăm”

+ Phần 3: “Khi ông mất …. Thăng Long”.

Câu hỏi 2:

Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản:

+ Phần 1: Giới thiệu ông Chu Văn An.

+ Phần 2: Công lao, uy tín và tính cách của ông Chu Văn An.

+ Phần 3: Tình cảm của mọi người đối với ông Chu Văn An.

Câu hỏi 3:

+ Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, còn phần sau là sự tiếp nối cho phần trước.

+ Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.

Câu hỏi 4:

Nhấn mạnh ý của câu hỏi 2 và 3.

Phần II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu hỏi 1: Phần thân văn bán “Tôi đi học ” của Thanh Tịnh kể về 2 sự kiện:

Cảm xúc của tác giả trong thời điểm hiện tại và hồi ức về buổi đầu tiên đi học. Sự hồi tưởng về buổi đầu tiên đi học được sắp xếp theo trình tự thời gian:

– Cảm xúc khi đi cùng mẹ trên đường đến trường.

– Cảm xúc khi đứng trong sân trưởng.

– Cảm xúc khi rời tay mẹ bước vào lớp học vù bắt đầu buổi học đầu tiên…,

Cảm xúc trong thời điếm hiện tại cửa tác giả được sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập với cảm xúc cùng về mùa thu trong buổi tựu trường trước đây.

Câu hỏi 2: Diễn hiến tâm trạng của chú bé Hồng trong phần thân bài văn bản “Trong lòng mẹ”:

– Yêu thương, quý trọng người mẹ hiền dịu.

– Khổ đau, tủi nhục khi bà cô cố tình xói vào bất hạnh của gia đình.

– Lòng căm ghét những hủ tục đã làm khổ mẹ và thái độ bất bình và phản ứng bà cô khi bà ta bia chuyện nói xấu mẹ.

– Niềm vui sướng cực độ khi dược nằm trong lòng mẹ, được mẹ ấp iu.

Câu hói 3: Khi tả người, vật, phong canh có thể sắp xốp các ý theo trình tự sau:

– Không gian, thời gian

– Chính thể – bộ phận.

– Tình cảm, cảm xúc.

Câu hỏi 4: Cách trình bày các luận điểm làm sáng tỏ chủ đề “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng” trong phần thân bài:

Luận điểm 1: Chu Văn An là người tài cao

Luận điểm 2: Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng, nhân dân tôn quý.

Câu hỏi 5:

Nội dung phần thân bài thường được sắp xếp theo một thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.

Các trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc hav theo mạch suy luận, dòng tình cảm cốt sao chu phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

Luyện tập

Bài tập 1:

Cách sắp xếp các đoạn vãn theo trình tự miêu tả từ xa lại gần

– Nhìn từ xa chỉ nhìn thấy chim hay lên như đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.

– Đến gần đã nghe thấy tiếng chim kêu náo động như xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá.       ‘

– Đến gần hơn nữa có thể thò tay lên tổ nhặt trứng chim một cách dễ dàng.

– Gần nhất là tiếng chim kêu vang động bên tai và nói chuyện với nhau thì không thế nghe thấy.

Các ý trong đoạn vãn được sáp xếp theo trình tự không gian:

Các ý trong đoạn trích được sắp xếp theo cách diễn giải, ý sau làm rõ, bổ sung cho ý trước:

Để làm rõ hơn ý nhân dân thường tìm cách chữa lại những sự thật lịch sử để khỏi phải công nhận những tình thế đáng u uất, tác già đã đưa ra hai dẫn chứng:

– Trong truyện Hai Bà Trưng, tuy trong lịch sử có sự kiện Hai Bà Trưng khi bị thua trận đã phải tự vẫn nhưng ở nơi thờ hai bà vẫn chép rằng hai bà đều hoá đi.

– Trong truyện Phù Đổng Thiên Vương, Phù Đổng Thiên Vương sau khi xông pha ra trận bị thương nặng vẫn ăn một bữa cơm, xuống Hồ Tây tắm rồi mới ôm vết thương đến một nơi xa xôi, âm u, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.

Bài tập 2:

Trình bày và sắp xếp các ý cho một văn bẳn nói về lòng yêu thương sâu sắc và cảm động của chủ bé Hồng đối với mẹ:

Mở bài: Nêu khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.

Thân bài:

– Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng, nỗi nhớ nhung và sự khao khát được mẹ nâng niu, ấp ủ.

– Sự cay nghiệt cửa bà cô và phan ứng quyết liệt cứa chú bé Hồng trước thái độ của bà cô nói về mẹ mình.

– Niềm sung sướng, hạnh phúc của chú bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ.

Bài tập 3:

Cách sắp xếp các ý trong phần thân hài như đề bài là chứa hợp lí. Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. Sau đó chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trong đời sống hàng ngày.

theki.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.