Phân tích hình tượng ông lái đò trên sông Đà
- Mở bài:
Một trong những nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” là đã xây dựng thành công vẻ đẹp hình tượng người lái đò trên sông Đà. Ông lái đò như một hiệp sĩ ra sức chế ngự sức mạnh của dòng sông dữ. Con sông càng hung dữ, ông lái đò càng mạnh mẽ, kiên trì và vững chắc. Hình tượng con sông Đà vừa hung bạo, dữ dằn vừa thơ mộng, trữ tình có vai trò nâng tầm ông lái đò lên tới đỉnh cao nghệ thuật trong cuộc sống đời thường.
- Thân bài:
Trước hết, ông lái đò là một người rất dũng cảm, gan dạ và thật anh hùng trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm.
Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, người đọc đặc biệt ấn tượng với những hình ảnh nhân hóa “đá tảng, đá hoàn, đá tiền vệ” đã bày ra thạch trận với năm cửa có bốn cửa tử và một cửa sinh. Nhà văn sử dụng một loạt động từ tô đậm sức mạnh của đội quân đá “mai phục” “nhỏm cả dậy”, “đứng ngồi nằm tùy theo sở thích”, “canh cửa”, “hất hàm”… Cộng hưởng với những động từ những tính từ làm nổi bật tính hung bạo: “ngỗ Ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”…. Tất cả làm nổi bật thế lực của đá vừa hung tợn vừa đông đảo, tạo thành thế không cân sức với ông lái đò chỉ có một mình đơn phương độc mã.
Đá được nhân hóa và miêu tả rất sinh động và dáng vẽ dữ dằn. “Một hoàn đá trong nghiêng thì y như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hoàn khác lùi lại và thách thức có giỏi thì tiến vào”. Ở trùng vi thứ nhất này, sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp. Mặt nước hùa la vang dậy quanh mình… Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên.
Tưởng như ông lái đò sẽ bị con thủy quái bao quay nuốt chửng nhưng ông vẫn không hề nao núng, trái lại ông vẫn bình tỉnh chủ động chiến đấu một cách dũng cảm như một vị chỉ huy và tài trí tuyệt vời, điều khiển con thuyền lần lượt vượt qua các thác ghềnh. Ngay cả khi bị thương dù mặc méo lệch đi ông vẫn cố nén vết thương hai chân vẫn kẹp chặc lấy cuống lái . Đối mặc với dòng sông hung dử và sảo nguyệt ấy, ông lái đò vẫn hết sức bình tĩnh tỉnh táo và linh hoạt. ở tính cách ông đà đã bọc lộ phẩm chất của con người lau động giản dị.
Ông lái đò còn bộc lộ phẩm chất tài hoa nghệ sĩ trong cuộc chiến với sông Đà:
Phá xong vòng vây thứ nhất, ông đò không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, ông phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Vòng này gây cấn và nguy hiểm hơn. Sông Đà “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn…” . Nghĩa là cơ hội chiến thắng của ông lái đò rất mong manh.
Thác sông đà đầy cạm bẫy, chỉ cần người lái đò một phút thiếu chính xác, một tích tắc thiếu bình tĩnh, nhở tay hoa mắc, là có thể trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Đá và nước sẵn sàng nhấn chìm con thuyền và cả ông lái bất cứ lúc nào. Trong khi nước thì cứ chảy, thuyền cứ lao tới. Sai một cái là cả thuyền và người bị dìm xuống lòng sông dữ. Nhưng sông và thác sông Đà dù có hung dữ đến đâu cũng không đánh bại được người lái đò bởi ông có nghệ thuật lái đò kỳ diệu tài hoa. Ông lái đò nắm rõ địa thế sông Đà. Ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nê rất chủ động trong mọi tình huống.
Ở trùng vi thứ hai, ông cưỡi lên thác sông Đà giống như một hiệp sĩ. Đã cưỡi sóng là phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Ông nắm chặc lấy bờm sóng để lại thuyền về phía cửa sinh, khiến cho thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào phải tiu nghỉu cái mặc xanh lè thất vọng.
Đến trùng vi thứ ba, sông Đà bày ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồn chết cả. Thế nhưng, bằng những động tác nhuần nhuyễn, rất tinh thông trong nghề của mình, ông lái đò đã lái con thuyền vượt lên một cách luyện. Con thuyền lúc này như một mủi tên tre xuyên qua hơi nước, xuyên qua biết bao ghềnh thác hiểm nghèo của dòng sông hung bạo này.
Nguyễn Tuân gọi người lái đò có “tây lái ra hoa” là như vậy. Ông không phải là thần thánh mà chỉ là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt. Nhưng ông có khí phách, có trí dũng tài hoa vừa kiên cường vừa dày dặn kinh nghiệm sông nước nên đã chiến thắng thiên nhiên dữ dội. Với hình ảnh người lái đò, Nguyễn Tuân nâng hình ảnh bình thường của người lao động vật lộn với sông nước đã được lên ngang hàng danh tướng “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Sông Đà đối với người lái đò ấy như là một thiên anh hùng ca. Bài ca mà ông đã thuộc cả đến dấu chấm than, dấu câu và cả những đoạn xuống dòng.
Vượt thác xong, ông lái đò lại mang phong thái ung dung thanh thảng rất nghệ sĩ. Sóng thác xèo xèo trong trí nhớ. Sông đà hung bạo có “dung mạo và tâm địa một thứ kẽ thù số một”, nhưng khi vuột qua những con thác rồi vẻ đẹp nên thơ, gợi cảm của dòng sông lại hiện về nguyên vẹn. Đêm ấy, nhà đò lại đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về lũ cá anh vũ, cá dầm xanh. Câu chuyện vượt thác họ đã quên từ lâu hoặc không buồn nhắc đến. Bởi đối với họ, đó là công việc thường ngày, không có gì đáng phải nghĩ ngợi thêm.
Cũng như bao người lao động bình thường khác, ông lái đò không xem cuộc vượt thác sông đà là một chiên công phi thường mà nó chỉ đơn giản là cuộc mưu sinh hằng ngày. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng dành lấy sự sống từ tay của mỗi con thác. Thế nên, nó cũng không có gì hồi hộp đáng nhớ. Đây cũng chính là phẩm chất đặc biệt của những người anh hung vô danh trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Kết bài
Miêu tả cảnh ông lái đò vượt thác, Nguyễn Tuân sử dụng hàng loạt những câu văn co duỗi nhịp nhàng với nhịp điệu lúc dồn dập gấp gấp, lúc thong thả, buông lơi và thủ pháp nhân hóa, so sánh, đồng thời vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau quân sự, võ thuật, bóng đá… Nhà văn sử dụng vốn ngôn từ hết sức tinh tế, xâu chuỗi, phong phú, độc đáo. Ông có tài năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bỗng. Ông lái đò hiện lên là người rất mực dũng cảm gan dạ và anh hùng, đồng thời cũng ất tài hoa nghệ sĩ. Ông lái đò là con người bình thường của cuộc sống bình thường nhật. Đây cũng chính là hình ảnh của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
- Cảm nhận cảnh vượt thác có một không hai trong “Người lái đò Sông Đà”
- Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà trong tùy bút “Sông Đà”của Nguyễn Tuân
- Chứng minh: “Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là một áng văn giàu tính thẩm mĩ”
Bài văn tham khảo:
Phân tích vẻ đẹp ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
- Mở bài:
Những trang văn khép lại nhưng cuộc sống mới mở ra với tất cả sức sống, màu sắc, âm thanh hòa quyện trong từng nhịp vận động của nó. Những trang văn khép lại nhưng cảm xúc trong ta vẫn ngân dài, dữ dội và dịu êm, mạnh mẽ sục sôi mà trầm tư sâu lắng, vừa say mê vừa thổn thức. Hình tượng văn học, phương tiện phản ánh của văn học đã góp phần ghi dấu cảm xúc trong ta, và qua mỗi hình tượng, dấu ấn nghệ thuật của nhà văn hiện rõ trong trang viết. Hình tượng ông lái đò trong “Người lái đò sông Đà” là một hình tượng đặc sắc như thế, thể hiện rõ phong cách Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật.
- Thân bài:
Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những hiện tượng văn học phức tạp nhất của văn học nước nhà, bởi quá trinh sáng tác của ông là một hành trình đi tìm cái đẹp với nhiều chặng biến đổi rất phức tạp. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có thể ví như cuộc đời chim phượng hoàng lửa trong truyền thuyết, cứ năm trăm năm lại tự bốc cháy, để rồi hồi sinh từ đống tro tàn, phượng hoàng lửa lại trẻ trung và lộng lẫy hơn trước. Những biến chuyển về phong cách của Nguyễn Tuân cũng giống như cuộc diệt-sinh ấy, có thể nói, đến thời kì sau cách mạng tháng Tám, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã có một cuộc lột xác, tích cực hơn, gần gũi hơn với vẻ đẹp của con người lao động và con người chiến đâu, là những con người hôm nay trong thời đại hôm nay. Người lái đò sông Đà là đứa con tinh thần của Nguyễn Tuân trong thời kì ấy. Đây là tác phẩm thuộc thể kí, nên nép đẹp đặc sắc của nó, ngoài ở những cảnh đẹp mê hồn được hoạ lại qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân, còn là một cái tôi Nguyễn Tuân ngông ngạo, tài hoa uyên bác ghi dấu khá đậm nét.
Đúng như tên gọi của đoạn trích, “Người lái đò sông Đà”, qua đoạn trích cũng như trong toàn bộ tác phẩm, Nguyễn Tuân đã hướng ngòi bút của mình vào khám phá, tôn vinh những vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò. Hình tượng nghệ thuật là một phương tiện phản ánh đắc lực của nghệ thuật, nó là sự phản ánh hiện thực một cách nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ, và chỉ có thể nhận biết nó bằng cảm tính. Do đó, mỗi hình tượng nghệ thuật là một “người lạ mặt quen biết” (Bielinxki), mỗi hình tượng nghệ thuật là sự tổng hòa giữa cái chung và cái riêng, cái cá thể và cái toàn thể, giữa hiện thực và sáng tạo, nó vừa chân thực, vừa khái quát, nhưng đồng thời nó cũng phải mang đậm dấu ấn của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy, đi sâu vào phân tích hình tượng ông lái đò, ta sẽ tìm thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật đầy tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, am tường về điện ảnh, có lẽ chính vì vậy, để tạo sự xuất hiện ấn tượng nhất cho nhân vật của mình, nhà văn đã dày công tạo nên một bức nền lí tưởng để mở đường cho sự xuất hiện của nhân vật ông lái đò: Bức tranh con sông đà dữ dội. Đó là bức tranh âm u, hiểm trở, với bãi đã cao vút, “đúng chính ngọ mới thấy mặt trời”, “giữa mùa hè mà thấy lạnh”. Con sông Đà làm người ta ghê rợn với những hút nước “như cửa cống cái bị sặc”, “kêu ặc ặc như ai rót dầu sôi vào”, và nhất là hình ảnh những con thuyền bị nó nuốt chửng! Thác sông Đà hiện ra cũng không kém phần dữ dội.
Ở xa thì lúc giọng oán trách van xin, khi thì giọng gằn và chế nhạo, khi như tiếng hàng trăm con bò mộng lồng lên trong rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Còn ở gần, thác đá ấy thật nguy hiểm với những con quỷ đá mặt nhăn nhúm ngỗ ngược. Ở con sông Đà này, ta có cảm giác tất cả thế lực tự nhiên đều cấu kết với nhau để hãm hại con người, để bắt chết những chiếc thuyền vô tình đi ngang. Chẳng trách mà Nguyễn Tuân hạ bút: “Con sông đà mang diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”. Thật sự, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên như một thứ thuỷ quái với sức mạnh vô biên, bạo liệt, hoang dại, nhưng đồng thời cũng nham hiểm, tàn nhẫn, rất hiểu tâm lí con người và sẵn sàng tiêu diệt con người!
Nhưng bức tranh ấy cũng chỉ làm nền cho con người mà thôi. Bởi đối tượng trung tâm của văn học là con người, như một nhà nghệ sĩ đã nói, “Tác phẩm nghệ thuật chân chính là tác phẩm tôn vinh con người”. “Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”(Sedrin). Chính vì vậy, thiên nhiên dẫu đẹp, dẫu sống động cũng chỉ làm nền, trở thành bình diện thứ hai để tôn vinh con người. Con sống Đà dữ dội chính là một thứ môi trường anh hung ca lí tưởng để người lái đò bọc lộ phẩm chất, con sông Đà càng dữ dội bao nhiêu, thì tầm vóc con người càng sừng sững, lẫm liệt bấy nhiêu.
Hình tượng nhân vật ông lái đò được khắc hoạ đậm nét trong sự đối lập với con sông Đà, qua cuộc chiến cam go , căng thẳng với thiên nhiên hùng vĩ để chế ngự thiên nhiên. Đó là một ông lái đò dũng cảm , gan trí, kiên cường bất khuất khi đối mặt với ba trùng vi thạch trận của sông Đà.
Trùng vi một “nhiều đá lắm nước, bốn của từ chỉ có một cửa sinh nằm ở tả ngạn”. “Nước hò la áp đảo”, “đánh đòn lung, đòn tỉa, đòn âm, cả những đòn độc hiểm nhất”. Ông lái đò “Cố nén vết thương”, “mặt méo bệch đi” nhưng vẫn tỉnh táo chỉ huy sáu cái mái cheo vượt qua thạch trận. Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ hình ảnh một ông lái đò dũng cảm ,lí trí và gan góc, dẫu bị thương vẫn không chịu khuất phục, bằng mọi giá vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt mà thiên nhiên đưa ra.
Tuy vậy, đến trùng vi thứ hai, ông lái đò chuyển từ thế thủ sang thế công. Trùng vi này vẫn mênh mông đá nước, nhưng cửa sinh lại nằm ở hữu ngạn. ông lai đò nắm chắc binh pháp thần sông thần đá, quyết tâm cưỡi thác sông Đà như cưỡi hổ. Trước những con quỷ đá, khi thì ông điều khiển thuyền vượt qua, khi thì ong chặt đôi tiêu diệt, lúc thì ông “đè sấn tới”. Ông lái đò lừng lững giữa trận địa dữ dội của sóng gào và những hòn đá lởm chởm, oai phong như một vị tướng can trường, ở ông hội đủ phẩm chất về trí tuệ cũng như sức mạnh. Chính vì vậy ông lái đò vượt qua trùng vi thứ hai. Ông lái đò ghì cương lái, bám lấy dòng nước đúng ông lái miết một đường chéo thẳng về phía cửa đá ấy. Đây là những câu văn sinh động, điêu luyện, đầy kiến thức của Nguyễn Tuân. Nhà văn uyên bác đã vận dụng những tri thức của môn thể thao đua xe cùng những góc quay đa dạng, lia táo bạo của nghệ thuật điện ảnh, nên áng văn dòng vào ta những chuỗi hình ảnh kịch tính, sống động, thu hút!
Trùng vi thứ ba, trùng vi cuối cùng, cửa sinh nằm ở giữa hàng hộ vệ đá. Ông lái đò lao thẳng vào cửa ấy. Ông cho thuyền “đi qua chiếc cổng đá, cảnh mở cánh khép”. Chiếc thuyền vút qua cánh cửa đá. “Vút! Vút! Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như mũi tên tre xuyên qua làn nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Câu văn nhịp nhàng, gấp gáp, mau lẹ, như chính những động tác của ông lái đò. Ở đây, một cách quyết đoán và bản lĩnh, ông lái đò đã sử dụng chiến thuật đánh áp đảo, đánh nhanh thắng nhanh! Phép so sanh chiếc thuyền với mũi tên tre của Nguyễn Tuân vừa độc đáo, nghệ thuật nhưng cũng rất thực tế. Tại sao phải là mũi tên làm bằng tre mà không phải là các chất liệu khác?
Xét về mặt vật lí, tre vốn nhẹ, nên khi phóng đi sẽ lao nhanh, lao vun vút, và từ tốc độ thực tế ấy liên tưởng đến tốc độ con thuyền và khả năng phản ứng của ông lái đò, ta mới thấy hết cái tài trí và quyết đoán của ông. Làm sao không say mê cho được những đoạn văn như thế? Làm sao không khâm phục một tài năng văn chương nhường vậy? Nguyễn Tuân quả là một nhà văn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, với ông, đã không biết thì thôi, chứ cái gì đã biết là phải biết đến tường tận, đến tận cùng!
Như vậy, qua cuộc đối đầu với ba trùng vi, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một ông lái đò trí dũng song toàn. Nghệ thuật chủ yếu ở đây vẫn là sự đối lập được khai thác tối đa giữa thiên nhiên hung vĩ, dữ dội và con người tuy nhỏ bé nhưng bất khuất, tài trí, dám chinh phục thiên nhiên và đã chinh phục được thiên nhiên, nâng tầm vóc con người lừng lững, tuyệt đẹp, sánh tầm cùng vũ trụ. Nhưng vẫn phải kể đến những thủ pháp nghệ thuật miêu tả độc đáo, sự am hiểu tường tận và phát huy một cách uyển chuyển nhịp nhàng tri thức các bộ môn khác như điện ảnh, võ thuật, quân sự, đua xe, cả kiến thức địa lí và văn học. Chính điều đó đã làm cho lượng thông tin trong đoạn văn, dù rất nhiều, có thể mở mang tri thức cho người đọc, thực hiện chức năng nhận thức của văn chương là trở thành cuốn sách giáo khoa của đời sống một cách xuất sắc, mà vẫn không làm mất đi cái uyển chuyển sống động của câu văn.
Uyên bác, nhưng trước hết đó vẫn là văn chương, là nghệ thuật, câu văn vẫn giữ được vẻ gợi cảm và sức hút riêng của nó. Có thể nói, đoạn trích này nói riêng và tác phẩm Người lái đò sông Đà nói chung, đã làm giàu thêm kiến thức cho người đọc bằng con đường đi từ trái tim, nên kiến thứ nhớ lâu, nhớ bền, và có thể áp dụng được khi cần. Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến nghệ thuật dùng từ điêu luyện vào loại bậc thầy của Nguyễn Tuân, cũng như không thể không nhắc đến những câu văn co duỗi nhịp nhàng như có khớp nối, đã làm nên hình hài sức vóc đẹp, sống động, cho hình tượng ông lái đò!
Nhưng ông lái đò còn có những phẩm chất khác, khác với phẩm chất của một người dũng tướng khi đối mặt với ba trùng vi thạch trận ở trên, đó là phẩm chất của một nghệ sĩ, khi tất cả kí ức về một buổi vượt thác cực nhọc “tan xèo xèo trong trí nhớ” (lại là một chi tiết đắt giá của thủ pháp điện ảnh), và ông lái đò cùng mọi người vào hang, nghỉ ngơi, tuyệt nhiên họ không nhắc đến hiểm nguy vừa qua, xem như một chuyện bình thường của cuộc sống hằng ngày.
Vậy đấy, công việc hiểm nguy dường vậy mà chỉ xem như việc bình thường của cuộc sống! Còn gì dũng cảm hơn thế? Hình tượng nhân vật ông lái đò là một hình tượng nhân vật đặc sắc, vì không chỉ thể hiện nét đẹp của một ông lái đò mà còn khái quát được vẻ đẹp của người lao động, tôn vinh người lao động. Tại sao ông lái đò không tên? Bởi ông đã hòa vào những người lao động khác trên Tây Bắc, cũng như trên đất nước hình chữ S này, những con người cần cù, nhẫn nại, tài trí song toàn, những con người yêu lao động, ngày đêm xây dựng Tổ quốc, những con người – “chất vàng mười” quý giá của Tổ quốc!
Và khi bộ phim ấy kết thúc, hình tượng nhân vật ông lái đò lui vào sâu trong trí nhớ, lòng ta không khỏi nghĩ về Nguyễn Tuân với niềm cảm mến. Quả vậy, chẳng thay đổi gì, niềm yêu thích của ông vẫn là cái đẹp, chất tài hoa nghệ sĩ, phong ba sóng gió và những tài năng xuất chúng. Với Nguyễn Tuân, ông lái đò cũng là một nghệ sĩ, vì sự thuần thục điêu luyện của ông đã biến việc lái đò thành một nghệ thuật! Và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân thực thần diệu và điêu luyện, đã tạo ra những phép so sánh, nhân hoá vượt qua mọi thủ pháp so sánh, nhân hoá thông thường, làm nên một tài năng Nguyễn Tuân, làm nên một hình tượng ông lái đò thành công, đầy sức sống.
- Kết bài:
Dòng thời gian là người bạn nghiệt ngã của trí nhớ và những người hay hoài niệm… Thuận theo dòng chảy vô thuỷ vô chung của nó, tất cả như mờ dần, nhòa dần, mất hút vào quên lãng như chiếc lá tịnh lại nơi cội cây. Nhưng ta sẽ không quên, chắc chắn sẽ không quên một hình tượng ông lái đò tài hoa trí dũng và một Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác. Ta không quên, vì chính sức sống nội tại mãnh liệt của hình tượng, nhưng cũng một phần là ở tài năng Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật, một tài năng độc đáo, tài tình!