Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều)
Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác bất hủ của nền văn học Việt Nam và thế giới. Góp phần làm nên thành công của Truyện Kiều không chỉ ở nội dung giàu tính nhân văn mà còn ở nghệ thuật biểu hiện kiệt xuất của thiên tài Nguyễn Du. Một trong những tài năng đó phải kể đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đạt đến độ biện chứng. ĐOạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều) biểu hiện hết sức đầy đủ và rõ ràng búp pháp ấy.
Trao duyên là một đoạn thơ có ý nghĩa đặc biệt trong Truyện Kiều. Đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều, thể hiện sâu sắc chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đồng thời bộc lộ biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Mở đầu là lời cầu khẩn của Kiều đối với Vân:
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Chỉ hai câu thơ mà Nguyễn Du đã dựng lên được một không khí, một cảnh ngộ đặc biệt. Lời nói cảu Kiều với Vân không còn là ngôn ngữ thông thường của chị nói với em trong một gia đình gia giáo nền nếp nữa. Những chứ “cậy” chứ không phải “nhờ” đặc biệt là sự khẩn khoản em “ngồi lên” cho chị “Lạy rồi sẽ thưa” đã tạo nên một không khí trang trọng đặc biệt mở đầu cho một tình huống tâm lsy hết sức phức tạp. Bằng những lời lẽ vừa khẩn khoản vừa thiết tha, Kiều đã tự hạ mình xuống tư thế của người luỵ phiền, van lơn cầu khản chính đứa em ruột của mình. Kiều hiểu được gánh nặng Kiều sắp trao cho em và càng hiểu sâu sắc hơn tình thế khó xử của Vân.
Điều mà Kiều muốn thưa với Vân chính là bi kịch tình yêu tan vỡ của mình và tha thiết cầu khẩn Vân thay mình nối duyên với Kim Trọng. Lời tâm sự cảu Kiều không dài dòng nhưng đã nói được đầy đủ cả sự việc, cả lý kẽ và tình cảm của mình, nhằm cái mục đích chủ yếu là dọn một con đường của trái tim đến với trái tim. Kiều đã lay đông ở Vân tình cảm chị em máu mủ, ruột thịt:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ, thay lời nước non”
Kiều còn việc cả cái chết của mình ra để nói lên sự toại nguyện nếu được Vân nhận lời thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành, vừa thuyết phục, vừa thiết tha vừa ràng buộc đưa Vân đến tình thế mặc nhiên phải chấp nhận. Nàng Kiều của Nguyễn Du tỏ ra sắc sảo mặn mà cả trong bi kịch đau đớn nhất của mình. Song, nàng Kiều trong đoạn Trao duyên cũng như trong suốt Truyện Kiều không giản đơn chỉ là một con người hành động vì một mục đích nào đó.
Nàng Kiều của Nguyễn Du còn luôn luôn sống với những tâm tư, tình cảm thầm kín của mình. Nguyễn Du đã thâm nhập vào thâm cung nội tâm của nhân vật, miêu tả nàng Kiều với tất cả những trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp như là một con người có thật ở ngoài đời. Kiều khẩn thiết nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng cũng không thể giấu giếm nỗi đau không cùng (Giữa đường đứt gánh tương tư) của mình, không che giấu tình cảm sâu nặng của mình đối với Chàng Kim:
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Mượn cả đến cái chết để nói lên sự thanh thản của mình nếu như Vân nhận lời nối duyên với Chàng Kim, vậy mà khi trao những kỷ vật cho Vân, Kiều lại thấy mình mất mát to lớn không gì bù đắp nổi. Tay Kiều trao mà lòng Kiều như còn cố níu kéo giữ lại một chút gì cho mình:”Chiếc thoa với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung”
Biết bao giằng xé đau đớn, chua chát trong hai chữ “của chung” đầy phi lý ấy. Khẩn khoản van nài em nhận lời trao duyên của mình, vậy mà Kiều lại thấy mình như kẻ bị mất người, coi mình như người mệnh bạc. Tất cả những tình cảm mâu thuẫn ấy càng làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiểu thêm đau đớn.
Giở những kỷ vật trao cho Vân,Kiều như sống lại với những kỷ niệm cũ. Sự hiện diện của những kỷ vật càng gợi lên sự tương phản giữa hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ với sự chia li đau đớn trong hiện tại. Lời hẹn ước thế bôi mới hôm nào, thoắt cái đã thành chuyện của ngày xưa, của quá vãng. Sự cảm nhận của thời gian có màu sắc tâm lý ấy đã tô đậm thêm nỗi đau đớn của nàng Kiều khi ý thức sâu sắc được sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại.
Cố níu giữ tình yêu khi trao kỷ vật trong thế giới hiện tại chưa đủ, Kiều còn cố níu một lần nữa trong tương lai ở thế giới bên kia. Song, cái thế giới của mai sau, của linh hồn cũng không hơn gì thế giới của hôm nay, của cuộc đời thực. Vẫn là lời của Kiều tâm sự, cầu khẩn với Vân tưởng như những lời từ thế giới bên kia vọng về, mà sao vẫn thấm đầy nước mắt.
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt, khuất lời
Rảy xin chén nước cho người thác oan”
Dẫu đã sang thế giới bên kia nhưng linh hồn Kiều vẫn còn mang nặng lời thề, vẫn còn mong muốn, khao khát qua những làn gió nhẹ, hiu hiu trở về gặp lại người yêu. Vẫn khao khát nhận được sự đồng cảm của con người nơi trần thế. Từ lúc tâm sự, giãi bày thuyết phục Vân nhận lời trao duyên đến lúc trao kỷ vật rồi đến khi sống trong thế giới của hồn oan, Kiều càng ngày càng đau xót nhưng cũng ngày càng quyết liệt cố giữ tình yêu của mình bằng mọi cách. Thật quả là: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” Bản chất thuỷ chung son sắt với tình yêu đã làm cho nàng Kiều, ngay cả khi đã hoá thân vào hồn oan cũng tỏ ra rất người, rất trần thế.
Nguyễn Du, bằng cảm quan hiện thực của mình đã không trình bày cảnh trao duyên một cách đơn giản, sự việc này tiếp nối sự việc kia, mà biết dừng lại ở cái “bây giờ” cái cá biệt, không lặp lại của thời gian và không gian để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật.
Nàng Kiều, cuối cùng, quay lại về với chính lòng mình, tột cùng đau đớn khi ý thức sâu sắc về bi kịch trong hiện tại của mình. Sự tan vỡ tình yêu là có thật, là không có gì cứu vãn nổi. Dồn dập những hình ảnh, những từ ngữ: “Trâm gẫy bình tan”, “Tơ duyên ngắn ngủi”, “nước chảy hoa trôi”, “phận bạc như vôi” đã nói lên thật thấm thía, đầy xót xa thương về nỗi đau nàng Kiều. Bi kịch của nàng Kiều lại càng sâu sắc khi trước hiện tại,nàng vẫn không thôi khao khát hạnh phúc tình yêu.
“Bây giờ trâm gẫy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ai ân”
Đến đoạn cuối, Kiều như quên hẳng là đang nói với Vân mà như đang nói với chính mình. Bi kịch tình yêu tan vỡ lên tới tột đỉnh, Kiều thốt lên những tiếng kêu xé lòng:
“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chành từ đây!”
Tên Chàng Kim vang lên hai lần trong một câu thơ, vừa tha thiết, vừa xiết bao trân trọng. Câu thơ cuối là một lời than, lời tự trách mình. Bước ngoặt tâm lý này thật bất ngờ nhưng lại rất hợp lý, bị quy địn bởi chính logic tính cách của Kiều. Nàng Kiều sống hết mình trong nỗi đau tột cùng của mình, nhưng trước sau vẫn là con người giàu lòng vị tha. Kiều ân cần, chu đáo với chằng Kim nhưng vẫn cho rằn mình là người đã phụ chàng. Kiều quên nỗi bất hạnh của mình để cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh của người khác. Kiều thương Chàng Kim hơn cả chính mình. Kiều không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận trách nhiệm về mình. Có thể nói, chỉ một chữ “phụ” thôi mà đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách cao thượng, giàu lòng vị tha của nàng Kiều.
Đoạn Trao duyên về hình thức được trình bày như là lời tâm sự, giãi bày của Kiều với Vân, tứ là bằng ngôn ngữ đối thoại. Hình thức đối thoại ấy, rõ nhất là ở mấy câu thơ đầu, nhưng càng ngày cành mờ nhạt dần. Sự thật, cả đoạn thơ chỉ thấy ngôn ngữ của Kiều, không thấy lời đáp lại của Vân. Hình thức đối thoại được dần dần chuyển thành hình thức độc thoại nội tâm. Ngòi bút bậc thầy câm lý của Nguyễn Du đã niêu tả tâm lý Thuý Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận mắt cảnh trao duyên chứ không phải được nghe thuật lại cảnh này.