Những giá trị tư tưởng trong Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Chữ người tử tù trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và những tấm lòng thiên lương với nhau. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân:
Nghệ thuật là sự thể hiện cái đẹp nhưng cái đẹp phải gắn với cái thiện.
Một nhân cách xấu sẽ không bao giờ thưởng thức được cái đẹp. ((Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương)
Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác, là bất tử :
+ Huấn Cao cho chữ trong nhà giam và thái độ của quản ngục “bái lĩnh” Huấn Cao chứng tỏ cái đẹp đã chiến thắng.
+ Nhà giam dơ bản – nơi ngự trự của cái xấu lại là nơi cái đẹp khai sinh và thăng hoa.
+ Tử tù đi vào vào bất tử. Dầu ngày mai Huấn Cao sẽ phải về kinh nhận án chem. Nhưng những gì Huấn Cao để lại cho đời vẫn còn mãi. Bằng cách ấy, cái đẹp trở thành bất tử
Có thể so sánh với bài Vãn cảnh của Hồ Chí Minh:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
Thời gian có thể làm cho cái đẹp bị tàn phai nhưng lại không thể giết chết cái đẹp. Hoa hồng tàn về than xác, cánh hoa có thể rơi, đài hoa có thể rụng nhưng hương hoa vẫn còn thơm mãi. Hồn hoa biết bay đi để tìm bạn tri âm tri kỉ cùng sẻ chia nỗi bất bình. Còn bao nhiêu cái đep ở trên đời, xin mọi người đừng quên. Tài năng của người nghệ sĩ có thể thể làm cho cái đẹp bất tử. Nhà văn Đônxtôiespki đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có nghĩa là cái đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày càng tốt hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn..
Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha còn được thể hiện trong hình tượng nhân vật Huấn Cao. Nhân vật này được xây dựng một phần bởi nguyên mẫu ngoài đời là Huấn đạo Cao Bá Quát (Nhà nho văn võ song toàn mà tài văn đã được người đời ca ngời thần,Siêu thánh Quát hoặc Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Không chỉ có tài năng mà còn có nhân cách đẹp đã gửi lại qua một câu nói nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa).
Với hình tượng Huấn Cao, nhà văn đã kín đáo thể hiện niềm ngưỡng mộ, sự ca ngợi những người anh hung đã hi sinh vì nước, vì dân, mà hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép tác giả được công khai ca ngợi.
- Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Phân tích nhân vật viên quản ngục trong “Chữ người tử tù”
- Cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Phân tích cảnh cho chữ trong ngục “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”