phan-tich-phong-cach-ho-chi-minh-cua-le-anh-tra

Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà

I- Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả, tác phẩm:

Tác giả: Lê Anh Trà là một nhà quân sự đồng thời là một gương mặt nhà văn, nhà văn hóa tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm: Văn bản “Phong cách Hồ chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam”, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.

II. Nội dung kiến thức cơ bản:

1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

– Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả, từ khát vọng tìm đường cứu nước.

– Hoàn cảnh tiếp thu: Bác đi qua nhiều nơi; tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.

– Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ; qua công việc lao động mà học hỏi (làm nhiều nghê khác nhau); học hỏi đến mức sâu sắc; tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài; nói, viết thạo nhiều thứ tiếng; không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.

→ Tiếp thu nền văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc, hình thành một nhân cách rất phương Đông, rất hiện đại.

2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

– Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn vài ba phòng, ao cá…

– Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp đơn sơ…

– Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cháo hoa…

– Nghệ thuật so sánh, đối lập: làm nổi bật vẻ đẹp trong lối sống của Bác Giản dị và thanh cao.

→ Lối sống của Bác rất dân tộc, rất Việt Nam, tạo ra phong cách Hồ Chí Minh.

3. Ý nghĩa văn bản:

– Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp h hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

– Tác giả đã cho thấy cốt cách văn hoá của Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đê’ của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hoá, bản sắc dân tộc.

2. Nghệ thuật

– Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.

–  Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

– Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Hồ Chí Minh: Nhờ quá trình đi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa trên thế giới, nhất là với kl năng tự học, Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc; hiểu biết sâi rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới một cách uyên thâm.

– Phong cách lối sống: Tuy là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Người có lối sống bình dị, thanh cao (thể hiện từ nơi ở, làm việc đến ăn, mặc, tư trang…).

– Phong cách giản dị trong lối sống, sinh hoạt là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

– Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

* Ghi nhớ:  Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

IV- Luyện tập.

Câu 1: Tuy là một vị lãnh tụ của một đất nước nhưng người có lối sống bình dị, thanh cao:

+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: ngôi nhà sàn độc đáo chỉ với vài phòng làm việc và tiếp khách…

+ Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp…

+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

+ Phong cách sống ấy là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện quan niệm thẩm mĩ cao đẹp…

+ Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh có thể sâu rộng như thế là nhờ những yếu tố nào?

+ Nhờ quá trình đi, tiếp xúc nhiều văn hóa trên thế giới.

+ Khả năng tự học: Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng; hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới một cách uyên thâm; tiếp thu có chọn lọc văn hóa các dân tộc trên thế giới.

Câu 2: Em học tập được điều gì ở Bác qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà văn Lê Anh Trà?

+ Biết học hỏi, siêng năng, chăm chỉ.

+ Ăn cần ở kiệm.

+ Luôn biết tự học.

+ Tiếp nhận những thứ bên ngoài một cách chọn lọc.

Suy nghĩ về đức tính giản dị của Bác Hồ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang