phan-tich-quy-tac-niem-luat-doi-van-nhip-trong-bai-qua-deo-ngang

Phân tích quy tắc niêm, luật, đối, vần, nhịp trong bài Qua Đèo Ngang

Phân tích quy tắc niêm, luật, đối, vần, nhịp trong bài “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

1. Thể loại

– Thất ngôn bát cú luật Đường.

1. Bố cục.

– Bố cục bài thơ gồm 4 phần đúng với quy định của thể thất ngôn bát cú luật Đường (đề – thực –  luận – kết)

+ Hai câu đề (câu 1,2): hình ảnh đèo Ngang lúc xế tà.

+ Hai câu thực (câu 3,4): hình ảnh cuộc sống con người.

+ Hai câu luận (câu 5,6): nỗi lòng của nhà thơ nơi đất khách quê người (tâm sự nhớ nước thương nhà).

+ Hai câu kết (câu 7,8):  nỗi cô đơn, buồn tủi của tác giả trước đất trời mênh mông, bất tận.

2. Luật Bằng – Trắc.

– Luật bằng – trắc trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong bài Qua Đèo Ngang tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc: nhất – tam – ngũ bất luận; nhị – tứ -lục phân minh:

BướctớiđèoNgangbóngxế
TTBBTTB
Cỏcâychenđáchenhoa
TBBTTBB
Lomkhomdướinúitiềuvàichú
BBTTBBT
Lácđácbênsôngchợmấynhà
TTBBTTB
Nhớnướcđaulòngconquốcquốc
TTBBBTT
Thươngnhàmỏimiệngcáigiagia
BBTTTBB
Dừngchânđứnglạitrờinonnước
BBTTBBT
Mộtmảnhtìnhriêngtavớita
TTBBBTT

3. Niêm

– Xác định quy tắc niêm của bài thơ luật Đường căn cứ vào tiếng thứ 2 mỗi câu thơ. Hai câu thơ được cho là niêm với nhau khi tiếng thứ 2 mỗi câu đều cùng Bằng (B) hoặc cùng Trắc (T).

Quy rắc niêm trong bài thơ Qua Đèo Ngang theo quy tắc:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

– Câu 1 niêm với câu 8 (tới – mảnh).

– Câu 2 niêm với câu 3 (cây – khom).

– Câu 4 niêm với câu 5 (đác – nước).

– Câu 6 niêm với câu 7 (nhà – chân).

4. Đối

Đối trong bài thơ Qua Đèo Ngang cân đối hài hoà, triệt để:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

– Câu 3 đối câu 4.

– Câu 5 đối câu 6.

Câu 3 và 4; câu 5 và câu 6 đối nhau về âm thanh (bằng – trắc), hình ảnh, ý nghĩa.

5. Vần

Bước tới đèo Ngang bóng xế ,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

– Căn cứ vào vần của tiếng cuối câu 1 (), bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo vần a (vần bằng).

– Vần “a” trong bài thơ tạo âm vang của trong gian, có độ mở rộng lớn, rất phù hợp trọng việc thể hiện cung bậc tình cảm lớn lao.

–  Vần a được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta).

6. Nhịp

Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá,/ lá chen hoa.
Lom khom dưới núi / tiều vài chú,
Lác đác bên sông / chợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng / con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng / cái da da.
Dừng chân đứng lại: / trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, / ta với ta.

– Nhịp chủ đạo của bài thơ là: 4/3.

»»» Xem thêm: 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang