Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong chiến tranh qua bài Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Mở bài:
Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Cả hai nhà thơ đều có những đóng góp quan trọng trong việc khắc họa và ngợi ca hình tượng người lính cụ Hồ. Chính Hữu với bài thơ Đồng chí đã khắc họa vẻ đẹp hình ảnh người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn Bài thơ về tiểu độ xe không kính của Phạm Tiến Duật đặc tả vẻ đẹp người lính lái xe thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thân bài:
Dù cùng là người lính nhưng ở họ có nhiều điểm khác biệt sâu sắc. Những người lính trong bài thơ Đồng chí là những người đã tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp của dân tộc. Họ sinh ra và lớn lên từ những vùng đất khác nhau của Tổ quốc, nơi nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, hoặc nơi thành phố xa hoa, rực rỡ ánh đèn. Họ là những người nông dân ít học, chân lấm tay bùn. Cuộc sống của họ quanh năm đói nghèo, lam lũ:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Còn trong bài thơ Bài thơ tiểu đội xe không kính có những người lính xuất thân từ những người trí thức. Ở họ là tính cách ngang tàng, ngạo nghễ. Họ là hiện thân cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ, giàu lòng yêu nước, mang trong mình khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Lúc nào cũng lạc quan, tràn đầy sức sống:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Nhưng dù là ai, dù sống ở bất kì nơi nào, dù mỗi con người, mỗi cảnh ngộ khác nhau song trong trái tim của các anh đều cháy bỏng ngọn lửa yêu nước nồng nàn tha thiết. Dù vậy, ở họ cũng có những nét tương đồng, gần gũi và thống nhất với nhau. Họ là những con người có lòng yêu nước thiết tha. Họ có tinh thần chịu đựng gian khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ nước nhà.
Họ là những người luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Vì đất nước, họ sẵn sàng từ bỏ gia đình, giảng đường đại học, cầm súng xa nhà đi chiến đấu. Vì đất nước, họ sẵn sàng dứt áo ra đi để lại nơi quê nhà biết bao người thân đang mỏi mòn mong ngóng:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Đây ruộng vườn, dòng sông, con đò, cây đa, giếng nước, biết bao những kỉ niệm, hình ảnh thân thương gắn bó vẫn luôn sống mãi trong tâm trí người ra trận. Đó là nguồn động lực tiếp thêm niềm tin, sức mạnh… Từ “mặc kệ” thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm dứt áo ra đi để làm tròn trách nhiệm của người trai đối với tổ quốc. Nhưng tuy nói là “mặc kệ” mà trong lòng vẫn nhớ thương, lo lắng. Điều đó chứng tỏ tình cảm đối với làng quê vô cùng tha thiết sâu nặng. Tuy thiết tha sâu nặng mà vẫn từ bỏ để cầm súng xa nhà đi chiến đấu bởi con người ý thức được trách nhiệm của mình với tổ quốc nhân dân, biết đặt nợ nước trước tình nhà, hi sinh hạnh phúc niềm riêng vì nghĩa lớn.
Còn trong bài thơ Bài thơ tiểu đội xe không kính, những người lính ở đây họ còn rất trẻ, mười tám, đôi mươi lòng đầy hoa mộng. Họ sẵn sàng từ bỏ gia đình, giảng đường đại học để đi theo tiếng gọi của sơn hà xã tắc trong cơn nguy hiểm. Họ ra đi dấn thân vào nơi chiến trường đạn bom ác liệt, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết mỏng manh như sợi tóc, nơi tiếng đạn bom đì đùng, dữ dội:
Không có kính, không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Cách nói vòng vèo pha chút lính nhưng vẫn đủ gợi lên một hiện thực chiến tranh tàn khốc. Những tấm kính chắn gió xe vỡ vụn tan tành vì bom giật bom run thét gầm dữ dội. Mạng sống con người luôn bị đe dọa rình rập. Nhưng khi nói về nó người lính lại có một giọng điệu nhẹ nhàng không hề bận tâm lo lắng. Tinh thần dũng cảm không ngại gian khổ hi sinh.
Yêu nước họ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, bất chấp hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Trong bài Đồng chí, phân tích những gian khổ, khó khăn, thiếu thốn của bộ đội ta trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giầy
Đó là thái độ coi thường gian khổ, thiếu thốn của người lính, luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
Trong bài Bài thơ tiểu đội xe không kính, những gian khổ mà người lính trải qua trên suốt chặng đường hành quân khi phải lái những chiếc xe không kính:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Dù khó khăn, vất vả đến thế nhưng họ vẫn ung dung tươi cười ngạo nghễ. Thái độ coi thường gian khổ, hiểm nguy, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của người lính lái xe khiến chúng ta phải khâm phục.
Yêu nước, dù gian khổ khó khăn, chiến đấu trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt, họ luôn trong tư thế sẵn sàng “chờ giặc tới”, luôn đề cao cảnh giác trước quân thù: “Đêm nay rừng hoang … chờ giặc tới”. Thậm chí là sẵn sàng hi sinh mình vì độc lập tự do của Tổ quốc: “Không có kính … trái tim”
Tâm hồn lạc quan yêu đời yêu cuộc sống, lãng mạn, bay bổng, có thể nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc. Tình đồng đội, đồng chí lúc nào cũng thiêng liêng cao đẹp.
Trong Đồng Chí, mặc dù ban đầu là những người hoàn toàn xa lạ, đến từ những vùng đất khác nhau của tổ quốc nhưng qua những năm tháng cũng chung vai sát cánh trong chiến đấu và cùng chia sẻ những gian khổ khó khăn trong cuộc sống đời thường, từng chuyện riêng tây, từng nỗi nhớ nhà, đã giúp người lính hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và coi nhau như những người tri kỉ và một ngày kia họ gọi nhau bằng hai tiếng thân thương “đồng chí”.
Tác gia khẳng định sức mạnh của tình đồng chí giúp con người vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, sự ốm đau, bệnh tật giày vò, và cả môi trường sống và chiến đấu vô cùng khắc nghiệt: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hay khi : “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, …” cũng nói về vẻ đẹp của những người lính nhưng trong Đồng Chí chủ yếu ca ngời tình đồng đội, đồng chí keo sơn gắn bó, là sức mạnh là điểm tựa của con người trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ.
Còn trong hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính chủ yếu khắc họa tư thế ngang tàng, sự trẻ trung, tếu táo, nghịch ngợm và khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa cùng chất thơ từ hiện thực chiến tranh tàn khốc ấy.
- Kết bài:
Với ngôn từ mộc mạc bình dị, hình ảnh thơ chân thật lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống và chiến đấu của dân tộc song không kém phần mới lạ độc đáo, hai nhà thơ đã tạo nên vẻ đẹp của người lính cụ Hồ anh dũng, kiên trung, làm rạng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
- Ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- Qua khổ thơ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, cảm nhận tình yêu nước của người lính lái xe
- Cảm nhận vẻ đẹp của người lính thời kháng chiến chống Pháp qua đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”