qua-bai-tho-anh-trang-cua-nguyen-duy-hay-lam-ro-y-kien-mot-bai-tho-hay-khong-bao-gio-ta-doc-qua-mot-lan-ma-bo-xuong-duoc-ta-se-dung-tay-tren-trang-giay-dang-le-lat-di-va-doc-lai-bai-tho

Qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy hãy làm rõ ý kiến: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. (…). Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”.

Qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy hãy làm rõ ý kiến: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (…) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” (Nguyễn Đình Thi).

* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy”.

– Dẫn dắt và ý kiến của Nguyễn Đình Thi: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (…).

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

+ “Bài thơ hay” là bài thơ ngay từ lần đọc đầu tiên đã ám ảnh độc giả, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Thơ hay phải thực sự là thơ, phải có sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ phải có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống và phải có tài năng.

+ Đọc một bài thơ hay “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và dọc lại bài thơ”. Mặt khác, thơ ca là tiếng nói của tâm hồn bởi vậy, người đọc phải cố được sự đồng cảm, đồng điệu về tiếng lòng với nhân vật trữ tĩnh, với tác giả. Do đó, người đọc thơ không chỉ đọc trong tư thế khám phá những hình thức thẩm mĩ của bài thơ mà phải đọc với tất cả tâm hồn: “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”.

2. Bàn luận ý kiến:

– Thơ ca và cuộc sống có mói quan hệ khăng khít. Nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định về thơ: “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. Song ông cũng khẳng định: “Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp”. Thế có nghĩa thơ gốc rễ của thơ vẫn là cuộc sống.

+ Thơ tác động đến của người đọc: vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng tưởng tượng độc đáo.

+ Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, thế giới nội tâm sâu kín của con người vừa gắn với cuộc sống khách quan – chiều sâu của sự phong phú trong đời sống xã hội nên thơ có khả năng lay đông tâm hồn người đọc một cách kì diệu.

– Tác phẩm thơ là kết tinh những rung cảm của trái tim người nghệ sỹ trước cuộc đời, là tiếng nói của tình cảm, là tấm gương của tâm hồn.

– Thơ tác động đến người đọc bằng tình cảm chân thành, mang đến cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng phong phú…..

– Bàn về thơ hay nhà thơ Xuân diệu đã nói: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Nói thế có Nghĩa một bài thơ hay là hay từ cảm hứng sáng tác, tình ý trong thơ, đến ngôn ngữ, đến nghệ thuật biểu hiện.

– Bài thơ hay là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bài thơ hay là bài thơ có khả năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc ,có khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người.

– Chính vẻ đẹp tình ý sâu sa, và cách biểu hiện độc đáo, sắc sảo mà mà thơ hay có sức lôi cuốn kì lạ khiến người ta không thể đọc qua một lần mà bỏ xuống được, nó khiến người ta phải dừng tay lại trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại, và lần đọc lại ấy người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn.

– Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy như hoa. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải « dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn » như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động của nó.

– Vì vậy khi đọc “một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc”.

2. Chứng minh Qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:

– Đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện …

a. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ:

– Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là Câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ.

– Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố.

– Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình,Từ những cảm xúc, những kie niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.

– Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ. Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”:

“Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.

Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình.

* Nhan đề bài thơ chứa đựng nhiều ý nghĩa:

– Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng:

  • Vầng trăng thành tri kỉ.
  • Cái vầng trăng tình nghĩa.
  •  Vầng trăng đi qua ngõ.
  • Đột ngột vầng trăng tròn

Đến cuối bài thơ tác giả dùng: “ánh trăng im phăng phắc”. “Ánh trăng” được dùng làm nhan đề. Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ Ánh trăng.

b. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng được thể hiện trong nội dung cảm xúc.

– Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra :

+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị.

+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.

+ Bài thơ ánh trăng là lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.

→ Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp : Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi……

  • Kết bài:

– Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống.

– Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo

– Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.

Qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ y kiến: Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang