Quá trình văn học là gì? Các quy luật cơ bản của quá trình văn học.
Gợi ý làm bài:
1. Quá trình văn học là gì?
– Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hóa của toàn bộ đời sống văn học vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng.
2. Các quy luật cơ bản của quá trình văn học.
– Văn học là một loại hình nghệ thuật một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển.
– Diễn tiến của văn học như một hệ thống với sự hình thành tồn tại thay đổi có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với thời kỳ lịch sử như: hai mặt của một tờ giấy.
– Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.
– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung:
+ Thứ nhất: văn học gắn bó với đời sống thời đại nào văn hoá ấy những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử văn học.
+ Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết người sau kế thừa giá trị của người trước tạo nên giá trị mới …
– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong không gian và thời gian. Nó bao gồm các tác phẩm, các hình thức tồn tại của tác phẩm, các thành tố của đời sống văn học, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu , phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác,… trong các thời kì và các khu vực khác nhau.
– Quá trình văn học vận động tuân theo các quy luật chung. Ba quy luật phổ biến là: văn học gắn bó với đời sống; văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân; văn học vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến ( quy luật giao lưu).