Qua truyện ngắn Chí Phèo, làm sáng tỏ nhận định: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình

Nói về tính độc đáo của sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng:  “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”.

Hãy phân tích nét đặc sắc trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để làm rõ ý kiến trên.


* Gợi ý làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề phân tích

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

“Cái độc đáo”: là sáng tạo mới mẻ, mang dấu ấn cá nhân của mỗi nhà văn, không lặp lại ai và cả chính mình. Để có “cái độc đáo” đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, năng khiếu vượt trội. Chính “cái độc đáo” sẽ tạo nên “phong cách nổi bật” (phong cách nghệ thuật) của người nghệ sĩ đó.

“Nét đặc sắc trong truyện ngắn” là những nét riêng biệt, mới lạ, độc đáo của một tác phẩm văn học thể hiện qua quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống. Những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài năng của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

2 Cái độc đáo và nét đặc sắc của truyện ngắn “Chí Phèo”.

Độc đáo thể hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá riêng biệt của tác giả về đời sống:

– Nhà văn tập trung khám phá thế giới tinh thần bên trong của con người để làm nổi bật tình trạng tha hóa và chết mòn về tinh thần của con người. Khi nhìn vào con người, điều Nam Cao chú ý nhất là nhân cách (Nam Cao chọn chỗ đứng mới, khác các nhà văn trước ông)

– Nam Cao nhìn người nông dân bằng đôi mắt tình thương + lí trí. Điều này khác Nguyên Hồng chỉ nhìn nhân vật bằng trái tim chan chứa tình yêu thương.

Độc đáo thể hiện qua sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm:

– Đề tài: người nông dân- những con người đáy cùng xã hội.

– Cảm hứng: xót thương, tố cáo.

– Kiểu nhân vật: tha hóa.

Độc đáo thể hiện qua hệ thống phương thức biểu hiện:

– Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật: miêu tả những biến thái tinh vi trong tâm lí và quá trình vận động của tính cách nhân vật (những thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở, khát khao làm người lương thiện của Chí,… )

– Điểm nhìn: đan cài nhiều điểm nhìn, tạo ra ngôn ngữ nửa trực tiếp

– Ngôn ngữ và giọng điệu: Ngôn ngữ sắc sảo, chân thật, hay dùng khẩu ngữ đa thanh, đối thoại. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, tàn nhẫn nhưng đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương

– Cấu trúc: theo số phận nhân vật (Kết cấu vòng tròn độc đáo)

  • Kết bài:

– Chí Phèo là một đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, những gì sâu sắc nhất, cảm động nhất đều được hội tụ trong tác phẩm này

– Trong tác phẩm đã hình thành đầy đủ những tố chất làm nên phong cách Nam Cao, có thể nói về một loại hình nhân vật kiểu Nam Cao, kiểu cấu trúc Nam Cao, giọng văn Nam Cao,… một phong cách độc đáo, riêng biệt không hề trộn lẫn trong giai đoạn văn học Việt Nam 1930- 1945 và trong nền văn học dân tộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang