»» Nội dung bài viết:
Độc Tiểu Thanh kí
(Độc Tiểu Thanh kí )
– Nguyễn Du –
I. Tìm hiểu chung
– Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nội dung.
– Hai câu đề: tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.
– Hai câu thực: nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh ; gợi nhớ cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha.
– Hai câu luận: niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài hoa tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộ lộ mối đồng cảm sâu xa.
– Hai câu kết: tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.
2. Nghệ thuật
– Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
– Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.
3. Ý nghĩa văn bản
Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.