»» Nội dung bài viết:
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
I. Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận :
– Văn học dân gian.
– Văn học viết.
– Đặc điểm chung :
+ Yêu nước.
+ Nhân đạo.
– Đặc điểm riêng :
Đặc điểm | Văn học dân gian | Văn học viết |
Thời điểm ra đời | Ra đời sớm khi chưa có chữ viết. | Ra đời khi có chữ viết. |
Tác giả | Sáng tác tập thể. | Sáng tác cá nhân. |
Hình thức lưu truyền | Truyền miệng | Chữ viết |
Hình thức tồn tại | Gắn liền với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng ( gắn với diễn xướng ). | Cố định thành văn bản viết mang tính độc lập của một tác phẩm văn học. |
Vai trò, vị trí | Vai trò nền tảng của nền văn học dân tộc. | Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật. |
II. Văn học dân gian :
– Đặc trưng cơ bản :
+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
+ Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
+ Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
– Hệ thống thể loại VHDGVN gồm:
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
– Giá trị của văn học dân gian:
+ Nhận thức.
+ Thẩm mĩ.
+ Giáo dục.
Văn học viết Việt Nam: gồm 2 phần
– Văn học trung đại : từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
– Văn học hiện đại: từ đầu thế kỉ XX đến nay.
Nội dung ( Đặc điểm nội dung )
+ Văn học viết phản ánh 2 nội dung lớn là : yêu nước và nhân đạo.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như : quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, quan hệ bản thân.
Đặc điểm riêng :
Chữ viết | VHVN từ thế kỉ X à hết thế kỉ XIX. | VHVN từ đầu thế kỉ XXà nay. |
Chữ viết | Chữ Hán và chữ Nôm. | Chủ yếu là chữ quốc ngữ. |
Thể loại | – Thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi, – Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu : thơ Đường viết bằng chữ Nôm. – Thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. | – Thể loại tiếp biến từ văn học trung đại: thơ Đường luật, câu đối. – Thể loại văn học hiện đại: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch. |
Tiếp thu từ nước ngoài | Tiếp thu văn hóa, văn học Trung Quốc | Bên cạnh việc tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, văn học hiện đại đã mở rộng tiếp thu văn hóa, văn học phương Tây như văn học Nga – Xô Viết, văn học Mĩ La tinh, … |
III. Tổng kết văn học Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
– Hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm :
– Bốn giai đoạn văn học :
+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV.
+ Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
+ Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX.
( Chú ý đến đặc điểm nội dung và nghệ thuật ở từng giai đoạn ).
Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam:
– Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng “trung quân ái quốc” qua “Tỏ lòng” “Phú sông Bạch Đằng” “Đại cáo bình Ngô”, “Cảnh ngày hè”.
– Nền tảng của nội dung nhân đạo trong văn học trung đại vẫn là truyền thống nhân đạo của văn học Việt Nam. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tích cực vốn có của Nho. Phật, Đạo ( Phật : “Cáo bệnh bảo mọi người, Nho “ Vận nước”, Nho “Tỏ lòng”, “Nhàn”, “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Chuyện chức phán sự đền Tản viên”, …