Soạn bài: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

soan-bai-thuc-hanh-cac-phep-tu-tu-phep-diep-va-phep-doi

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

I. Luyện tập về phép điệp

1. Khái niệm:

Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt ( vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

– Mô hình :

– a+a+b+c+d+e

Ví dụ: chiều, chiều rồi.

– a+b+c+a+d+e

Ví dụ:

Gió đánh cành tre, gió đập cành tre
Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng.

(Ca dao)

(a là nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói).

2. Bài tập:

Ở (1) “ nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay “ nụ tầm xuân” = “ hoa tầm xuân” thì sẽ khác. Vì “ n” khác “ hoa”.

– Nụ tầm xuân = cây hoa này: thì câu thơ khác hoàn toàn. Vì:

+ Hình ảnh thay đổi thì ý thay đổi ” thanh trắc (nụ) đổi thành thanh bằng (hoa) thì âm thanh nhịp điệu cũng đổi

+ “ Bây giờ … vào ra”.

  • Lặp lại để nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng.
  • Nếu không lặp lại thì chưa rõ ý “ không thể thoát ra được”.
  • Cách lặp “ nụ tầm xuân” mới nói đến sự phát triễn của sv, sv theo qui luật nụ ” hoa ; cách lặp ở các câu này tô đậm tính bi kịch của tình thế “ mắc câu , “ vàol ồng”

Ở (2) chỉ là hiện tượng lặp từ không phải phép điệp tu từ, lặp như vậy tạo nên sự đối xứng, tính nhịp điệu.

II. Luyện tập về phép đối

1. Khái niệm:

Là cách sử dụng từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn ch ỉnh và hài hoà trong điễn đạt một mục đích nào đó

2. Bài tập:

Ở (1) (2) cách sắp xếp từ ngữ có tính chất đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Sự gắn kết giữa 2 vế nhờ sử dụng từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa. Vị trí của các động từ, danh từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến cho người không chỉ thoả mãn về thông tin mà còn thoả mãn về thẩm mĩ .

Ở (3): đối bổ sung.

Ở (4): đối theo kiểu cân đối.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.