Suy nghĩ về sức mạnh cảm hóa của lòng vị tha
- Mở bài:
Cuộc sống có thể trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Chính sức mạnh cảm hóa của lòng vị tha là thứ keo thần kì gắn kết con người lại với nhau, giữ vững trật tự xã hội, làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Thân bài:
Lòng vị tha là gì?
Lòng vị tha là sống biết chăm lo đến lợi ích của người khác một cách vô tư, sẵn sàng vì lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Lòng vị tha không phải tự nhiên mà có, nó phải có quá trình hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có lúc phạm sai lầm. Sự tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và của chính mình sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Người có lòng vị tha luôn sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm, mở lòng với những người có lỗi, lầm đường để họ có cơ hội sửa chữa, làm lại từ đầu, là biết yêu thương, trân trọng một cách vô điều kiện, không toan tính cho bản thân.
Tại sao sống cần phải có lòng vị tha?
Lòng vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹp không thể thiếu của con người. Người có lòng vị tha luôn nghĩ cho người khác, biết đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra. Họ giải quyết vấn đề bằng tấm lòng nhân hậu và khoan dung.
Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Là cách tốt nhất kết nối tình cảm, tìm được sự bình an cho tâm hồn và thành côn trong cuộc sống. Có lòng vị tha mới có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
Đối với con người như chúng ta đây, việc chứng kiến được sự thay đổi tốt đẹp của một con người ngỗ ngược là một niềm vui trong cuộc sống. Điều gì đã mang đến sự thay đổi đó? Là một phép màu hay là sự khoan dung tha thứ?
Nhờ lòng vị tha, một con người ngỗ ngược giờ đây đã trưởng thành. Sống vị tha không có nghĩa là phải làm những điều gì phi thường, lớn lao. Ngược lại, đức tính ấy được ghi nhận ở những việc làm đơn giản nhất. Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Là cách tốt nhất kết nối tình cảm, tìm được sự bình an cho tâm hồn và thành côn trong cuộc sống. Có lòng vị tha mới có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
Tha thứ cho một người đã làm ta đau lòng thật không dễ, tuy nhiên dù khó khăn đến đâu, ta vẫn nên học cách tha thứ. Tha thứ không chỉ là bỏ qua lỗi lầm của người khác, mà còn mở rộng lòng mình. Buông bỏ sự thù oán, không để tâm đến những tổn thương mà mình từng gánh chịu, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ lòng.
Tha thứ giúp chúng ta bình tĩnh, suy nghĩ mọi việc thấu đáo hơn và rút ra được những bài học thật sâu sắc cho bản thân. Bản lĩnh sống của mỗi người chính là biết nhận ra lỗi lầm của mình, nhận ra lòng vị tha của đối phương để điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp. Để có thể hạn chế sự tức giận, cách tốt nhất là chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác, hãy làm những điều tốt đẹp đó bất kỳ khi nào có thể.
Lòng vị tha chẳng phải là điều gì xa vời, chúng ta chỉ cần để tâm một chút đến cảm nhận của người thân, bạn bè, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác thậm chí có thể hy sinh kể cả lợi ích của cá nhân. Lòng vị tha còn thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu cầu, toan tính khi ta giúp đỡ người khác. Những người giàu lòng vị tha luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Họ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình luôn sống có ích.
Lòng vị tha chính là chất xúc tác giúp bạn xóa bỏ cảm giác tiêu cực. Tha thứ đem đến cho chúng ta sự bình an và là nền tảng xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp. Tha thứ là cách giúp bạn chữa lành vết thương tâm hồn và làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, tha thứ không có nghĩa là bao che, dung túng lỗi lầm, để người khác lợi dụng mình, tiếp tục phạm sai lầm. Sự vị tha nào cũng cần có giới hạn của nó, biết dừng lại đúng lúc, biết cách tha thứ để tiếp tục bước tiếp. Việc gì nếu tha thứ được thì nên tha thứ, tha thứ cho người và cho chính bản thân sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc cân bằng cuộc sống.
- Kết bài:
Hãy bồi dưỡng đức tính vị tha bằng cách tự hỏi chính bản thân mình đã làm gì cho người khác trước khi cho mình và hãy lắng nghe cũng như chia sẻ với người khác những gì chưa vừa ý vì người biết tha thứ cho người khác thì người đó mới có thể tha thứ cho bản thân mình.