Suy nghĩ của viên Quản ngục và Huấn Cao về cái đẹp.
- Mở bài:
– Nguyễn Tuân là nhà văn chuyên đi tìm cái đẹp. Nhà văn có phong cách độc đáo. Ở mỗi chặng đường sáng tác nhà văn đều có những đóng góp rất có giá trị cho kho tàng văn chương nước nh-Tác phẩm: “Chữ người tử tù” là viên ngọc sáng giá trong tập “Vang bóng một thời”, nhà văn đã xây dựng hai nhân vật (viên quản ngục và Huấn Cao) ở hai vị trí khác nhau nhưng nhưng lại giống nhau ở phương diện nhìn nhận cái đẹp trong cuộc đời cũng như nhân cách con người.
- Thân bài:
1. Giải thích:
– Viên Quản ngục nghĩ ngợi về thầy thơ lại: “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình…”
+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi họ đang bàn về tên tử tù mà họ sắp tiếp quản. Thầy thơ lại đã tỏ ra tiêng tiếc cho một tài năng và khí phách như Huấn Cao mà phải đi làm giặc, mà phải bị chém vì tội làm giặc.
+ Suy nghĩ của viên Quản ngục thể hiện ông xác định được tính cách của thầy thơ lại : Đây “không phải là kẻ xấu hay vô tình”.
– Nhân vật Huấn Cao thổ lộ: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
+ Câu văn xuất hiện trong tình huống khi Huấn Cao nghe ước nguyện của Viên quản ngục muốn xin chữ của Huấn Cao trước khi Huấn Cao bị điều lên kinh chờ xử hình.
+ Lời nói của Huấn Cao thể hiện Huấn Cao thấu hiểu và trân trọng trước tấm lòng trân trọng và sở nguyện cao đẹp của viên Quản ngục. Hơn thế nữa Huấn Cao thể hiện thái độ vui vẻ chấp nhận cho chữ của mình. Huấn Cao thốt lên lời ân hận và xúc động của bản thân mình vì “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
→ Như vậy cả Huấn Cao và viên Quản ngục đều nhìn ra vẻ đẹp con người thông qua thái độ của con người đối với cái đẹp và nhân cách.
2. So sánh hai nhân vật.
– Điểm khác nhau: hai nhận vật đối lập nhau về vị thế trong xã hội: một người là quản ngục – đại diện của bộ máy chính quyền mục rũa; một người là tử tù – phản động của xã hội.
– Điểm giống nhau: Hai người đều có thiên lương trong sáng, một lòng yêu cái đẹp biết trân trọng người ngay và người yêu cái đẹp.
+ Nhận xét của hai nhân vật, trong hai tình huống khác nhau nhưng họ đều có con mắt, trái tim biết phát hiện và trân trọng cái đẹp.
+ Khi phát hiện ra sở thích cao quý và tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục Huấn Cao đã khẳng khái nhận lời cho chữ.
+ Nhân vật Quản ngục cũng vì trân quý cái đẹp, cái tài của Huấn Cao mà không màng nguy hiểm chấp nhận biệt đãi Huấn Cao và chịu cúi mình trước Huấn Cao để xin được chữ; đặc biệt là chấp nhận từ bỏ quyền hành, địa vị, tiền bạc để giữ thiên lương (dẫn chứng cụ thể)
→ Chính vì có thiên lương, nhân cách cao đẹp nên hai con người này từ thế đối nghịch trở thành những con người tri kỉ.
3. Đánh giá:
– Qua tác phẩm cũng như tình huống của truyện ta thấy được cái tài của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, xây dựng nhân vật đặc biệt thể hiện tính cách nhân vật.
– Qua hai lời thoại, qua hai nhân vật và qua tác phẩm, Nguyễn Tuân đã thể hiện được niềm tin vững chắc vào con người. Nhà văn muốn khẳng định: thiên lương và bản tính tự nhiên của con người dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn hướng tới chân thiện mĩ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Kết bài:
“Chữ người tử tù” đã thể hiện trọn vẹn quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Cái đẹp toát lên từ dòng chữ, từ khí phách và tấm lòng của Huấn Cao quả thực đã giúp viên quản ngục dám thay đổi hoàn cảnh sống, tìm lại bản tính thiên lương và đam mê cái đẹp, thức tỉnh cái khát vọng đổi thay bởi ông không thuộc về nơi ấy. Cái đẹp đối lập vối thực tại tầm thường giả trá, cái đẹp của những con người phản ứng thực tại xã hội đương thời. Nguyễn Tuân cũng đã đem lại cho người đọc thú thưởng thức văn hoá rất đặc sắc trong nét chữ tài hoa. Tài hoa ấy, tấm lòng ấy cũng là của chính Nguyễn Tuân muốn gửi gắm lại cho cuộc đời này.