suy-nghi-ve-tinh-sieng-nang-va-kien-tri-678

Suy nghĩ về tính siêng năng và kiên trì

Tính siêng năng và kiên trì.

  • Mở bài:

Nhà bác học Issac Newton từng nói: “Thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là sức lao động“. Đúng vậy, con người cần phải có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều để có thể đạt được thành công ở các lĩnh vực trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,…. Sự thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tài năng, trí tuệ và sự kiên trì nhẫn nại. Không có một cách dễ dàng nào có thể đưa chúng ta đến thành công. Nếu như chúng ta không siêng năng và kiên trì thì không thể có được thành công.

  • Thân bài:

Siêng năng, kiên trì là gì?

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện sự cần cu, tự giác, mệt mỏi, làm việc thường xuyên, đều đặn. Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Siêng năng và kiên trì có nghĩa là chuyên cần làm việc, chăm chỉ, không quản ngại khó khăn gian khó. Chịu khó một cách thường xuyên trong bất kì công việc nào, nhất là trong lao động và học tập. Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài mới là biết coi thời gian quý như vàng bạc. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.

Tại sao phải biết siêng năng và kiên trì trong mọi việc?

Siêng năng và kiên trì là không than vãn, kêu ca trong công việc, việc gì cũng làm và làm đến thành công. Lòng kiên trì nhẫn nại sẽ giúp chúng ta vượt qua được rất nhiều khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc. Ắt hẳn sẽ đạt được thành công khi chúng ta không bỏ cuộc, biết dung hòa và vươn lên khi gặp khó khăn thử thách. Những người đã thấy chán nản, bỏ cuộc khi chưa học, chưa làm việc gì cả thì sẽ không bao giờ thành công được. Chúng ta vẫn thường thấy những người luôn có lòng kiên trì nhẫn nại là những người đạt được thành công, chính những điều này đã góp phần giúp họ chiến thắng bản thân và hoàn cảnh để thành công.

Siêng năng và kiên trì là hai đức tính luôn cần được rèn luyện. Đặc biệt đối với thế hệ thanh niên hiện nay. Tại sao chúng ta không nỗ lực để thành công khi chúng ta đã được ưu ái hơn đã được sống trong một môi trường tốt, xã hội phát triển? Tại sao bây giờ chúng ta không làm được như thế, như những ngày xưa cha ông ta đã vất vả, chiến tranh loạn lạc nhưng vẫn có những con con người lỗi lạc?

Có thể nói, trong học tập, người siêng năng và kiên trì là biết nắm vắt tri thức, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại. Thức khuya dậy sớm, làm ăn chăm chỉ, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là chịu khó. Người biết kiên trì, nhẫn nại là người có sức chịu dựng bền bỉ và kiên quyết hoàn thành công việc cho đến cùng, không một lời than vãn hay kêu ca trong công việc, quyết kiên trì cho đến cùng.

Từ trước đến nay, cái quý giá là lao động, người đáng quý là người lao động. Chúng ta được giáo dục lòng yêu nước và đức tính siêng năng và kiên trì bởi chính những con người lao động ấy. Mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, kiên trì trong làm ăn, trong học hành là nhờ vào tính nhẫn nại và cần cù.

Siêng năng và kiên trì là đức tính mà mỗi con người chúng ta cần trau dồi, trau chuốt theo thời gian. Giúp chúng ta vượt qua khó khan, thử thách và những tình huống tưởng chừng không thể giải quyết được. Đây chính là một trong những “hành trang” quan trọng dẫn dắt chúng ta đến với thành công và đạt được những mục tiêu như mong đợi.

Chúng ta dễ dàng đạt được thành công trên con đường mình đã chọn, bởi không phải ai sinh ra cũng là “người được chọn”, đã có sẵn tư duy để trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất hay một thiên tài. Vì vậy, bạn sẽ cũng chẳng biết gì mà thôi, lâu dần sẽ trở thành dốt nát thua kém bạn bè…

Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì như thế nào?

Hãy rèn luyện bản thân và trau chuốt nó qua từng ngày. Khi đứng trước một vấn đề khó, không nên nản chí bỏ qua luôn mà hãy nhẫn nại tìm cách giải quyết nó. Đứng trước thất bại không được nản lòng mà hãy dung cảm chấp nhận nó. Một khi chúng ta chịu khó, cần cù tư duy, sáng tạo tìm ra hướng giải quyết công việc thì dễ thành công hơn trong tất cả các lĩnh vực.

Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu:

Đời người chỉ một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang

Lười biếng là “nhác làm siêng ăn”, là lãng phí thời gian và trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự. Kẻ “hay ngủ ngày” là kẻ lười biếng thì còn gì biết “há miệng chờ sung”. Còn có những người hay nản lòng thoái trí, không có một chút kiên định, nhẫn nại. Những người đứng trước thất bại sẽ chấp nhận nó nhưng lại không chịu dũng cảm đứng lên để đối mặt với nó.

Bài học nhận thức và hành động:

Thế hệ học sinh, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng và kiên trì trong học tập, thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết “học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm”. Học sinh cũng phải cần cù, siêng năng ôn luyện trong những đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử. Để có thể vươn lên học khá, học giỏi, giành được điểm cao trong thi cử thì phải có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới đạt được mục tiêu mình mong muốn.

  • Kết bài:

Chính nghị lực và sự bền bỉ có thể giúp bạn chinh phục mọi thứ. Sống mà không biết siêng năng và kiên trì nhất định sẽ thất bại. Để có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn chúng ta nên biết cố gắng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình.

Suy nghĩ về hiện tượng lười biếng trong học tập của nhiều học sinh ngày nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang