»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về tính tiết kiệm
- Mở bài:
Có người nói rằng tiết kiệm, chất phác, đều là đức tốt của người ta. Thế mà, trong xã hội ngày nay, vẫn còn một số ít bạn trẻ chưa có ý thức về tiết kiệm thời gian quý báu của mình. Chúng ta nên giành những thời gian quý báu đó để làm những việc có ích như: học tập, đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài xã hội…
- Thân bài:
Đất nước của chúng ta hiện nay đang trên đà phát triển, đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc kỉ càng về vấn đề hợp tác giữa các nước đặt biệt là tiết kiệm thời gian. Tiết kiệm là một việc hết sức đúng đắn và cần thiết.
Thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm là sử dụng những của cải vật chất một cách đúng đắn, không xa xỉ, không hoang phí, không sử dụng bừa bãi. Người có tính tiết kiệm là người luon biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, có ý thức làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
Tiết kiệm thể hiện một lối sống có văn hóa và đạo đức của mỗi người. Không nên lảng phí những của cải không do chúng ta làm ra. Vì đó là mồ hôi nước mắt của người khác. Không lãng phí vào những việc không cần thiết. Đối với học sinh, cần phải biết tiết kiệm thời gian, đồ dùng học tập, phải biết giữ gìn những tài sản của chung và của riêng bản thân. Những chiếc bàn chiếc ghế trong nhà trường là bố mẹ gom góp từng đồng tiền lẻ để phụ giúp nhà trường mua những chiếc bàn ghế ấy cho chúng ta ngồi học.
Tiết kiệm giúp chúng ta tích lũy của cải, tiền bạc, thời gian được nhiều hơn. Tiền bạc là kết tinh của công sức lao động, thời gian không phải là vô hạn, bởi thế càn phải tiết kiệm để đảm bảo cuộc sóng an toàn và sung túc. Cuộc sống càng giàu có thì con người càng sung sướng và hạnh phúc hơn.
Người sống tiết kiệm, biết quý trọng của cải, có lối sống trong sạch, vững mạnh luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm như thế nào?
Học sinh là những người còn đang học tập, chưa tự mình tạo ra của cải vật chất, bởi thé, biết sống tiết kiệm là hành dộng rất cần thiết. Trước hết, học sinh cần phải biết tiết kiệm của cải vật chất, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Tiết kiệm của cải, tiền bạc là thể hiện sự quý trọng của bản thân đối với công sức của cha mẹ đã tạo ra của cải, tiền bạc ấy cho chúng ta. Học sinh biết tiết kiềm của cải, tiền bạc là biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, không phung phí tiền bạc trong mua sắm những đồ dùng không cần thiết hay chơi những trò chơi vô bổ.
Thứ hai, học sinh phải biết tiết kiệm thời gian. Thời gian đi qua không bao giờ trở lại. Lãng phí thời gian là sự lãng phí lớn nhất của đời người. Học sinh tiết kiệm thời gian là biết sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gia
Thứ ba, học sinh phải biết tiết kiệm lời nói. Giao tiếp bằng lời nói là hoạt động chủ đạo trong cuộc sống. Thế nhưng, mỗi học sinh đừng lạm dụng lời nói của mình. Hãy nên nói những điều cần nói, không nói những lời bậy bạ, hay những lời nói có thể gây xung đột, hoặc làm tổn hại đến nhân cách, nhân phẩm, danh dự của người khác. Trong thời đại công nghệ và sự nở rộ của mạng xã hội như ngày nay, tiết kiệm lời nói là một việc làm hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là không chi tiêu gì hay quá tằn tiện, ích kỉ. Tiết kiệm là tiêu dùng cho nhu cầu của bản thân. đúng mục đích, không chi tiêu cho những việc không cần thiết, có thể gây lãng phí. Nếu đời sống bạn dư giả, hãy biết giúp đỡ người khác. Cho đi là còn mãi. Chắc chắn, bạn sẽ được nhận lại những giá trị ương xứng.
- Kết bài:
Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Tính tiết kiệm là một đức tính quý báu của con người. Cần phải hiểu rõ thế nào là tiết kiệm và phải thực hành việc tiết kiệm, trước hết là cho bản thân mình, gia đình và xã hội.