Suy nghĩ về tính công bằng

suy-nghi-ve-tinh-cong-bang

Suy nghĩ về tính công bằng

  • Mở bài:

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đã trải qua hay nhìn thấy cuộc đời hay số phận quá bất công với bản thân mình hay đối với người khác. Thế nhưng, đừng vì thế mà đối xử không công bằng với người khác. Tập sống công bằng là phẩm chất và lối sống tốt đẹp, rất cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Công bằng là gì ?

Công bằng có nghĩa là mọi người có quyền và lợi ích ngang nhau trong cùng một hoàn cảnh, một khía cạnh nào đó. Công bừng còn là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau, không phân biệt đẳng cấp, thứ bậc, giàu nghèo, không thiện vị với bất cứ ai.

Sự công bằng ở trong xã hội là một tình trạng mà tất cả mọi người trong đó không ai thiên vị ai và luôn có một sự tôn trọng nhất định đối với người khác. Tuy nhiên công bằng cũng bao gồm những khái niệm khác nhau như: công bằng trong học tập, công bằng trong kinh doanh… .

Công bằng cũng bao gồm những cơ hội và nghĩa vụ có liên quan mật thiết với nhau trong toàn bộ xã hội. Công bằng không bao giờ phân biệt giai cấp hay tầng lớp và được tiến hành bằng cách hợp pháp và không phân biệt đối xử.

Vai trò của tính công bằng.

Có được tính công bằng chúng ta có thể giúp đỡ những người khó khăn hay những người bì xã hội kì thị. Khi chúng ta có thể giúp đỡ người khác ta có thể cảm thấy rất hạnh phúc khi có thể giúp đỡ cho mọi người mặc dù nó chỉ là một niềm vui nhỏ.

Một trong những ví dụ điển hình cho sự thiếu ý thức công bằng là những người bị phân biệt chủng tộc,  phân biệt giai cấp hay đẳng cấp,cùng với những vấn đề khác trong xã hội. Bên cạnh đó còn có những việc tốt như tuyên truyền phá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, không phân biệt đối xử mà vẫn dạy học cho những trẻ em không có điều kiện. Còn những việc không lớn lắm nhưng đã giúp cho mọi người cảm thông với mình như sức khỏe yếu, người bị khuyết tật đều được mọi người đối sử bình đẳng và công bằng.

Muốn sống công bằng, ta cần phải đối sử không thiên vị với những người khó khăn và giúp đỡ họ. Ta không cần phải cảm thấy ấy náy với những người mà mình đã dạy cho họ biết rằng phải có sự công bằng khi ở trong cuộc sống. Chính sự công bằng đã nằm trong cơ thể mỗi con người và nó giúp cho ta luôn đứng về phía lẽ phải. Có nghĩa là chúng ta có thể hiểu được nó qua đánh giá bằng khả năng trong mỗi con người. Nó còn có một yếu nghĩa khác là lúc nào trong cuộc sống cũng có những việc rất công bằng xảy ra mà ta không biết.

Phê phán, mở rộng.

Trong cuộc sống, có những người sống rất tốt và lương thiện. Những người đó luôn có cái nhì tốt đẹp và quý trọng mọi người xung quanh họ, họ luôn luôn đối xử rất công bằng với người khác. Bên cạnh đó còn có những hành động rất đáng chê trách và phê phán như: những hành động đối xử bất công đối với những người nghèo khó và khó khăn hay những người bị xã hội kì thị vì nạn phân biệt chủng tộc. Nếu còn những hành động thì sự công bằng có còn ở trong cuộc sống của chúng ta nữa hay không.

Sau khi thấy những việc làm mà người khác đã đối xử với những người xung quanh mà không hề quen biết thì  chúng ta đã rút ra được bài học gì? Bài học ở đây là “đừng trong vào mặt mà bắt hình dong”. Câu nói đó có yếu nghĩ là đừng đánh giá một người qua vẻ bề ngoài mà hãy đánh giá bên trong tâm hồn của họ. Câu nói đó liên quan đến việc cách cư xử của mình đối với người khá và phải có cách cư xử đúng mật để thể hiện sự tôn trọng, công bằng đối của mình đối với người khác.

Là học sinh, phải đối sử tốt và cư xử đúng mực đối với mọi người xung quanh để không làm tổn thương ai. Điều đó sẽ giúp chúng ta rèn luyện đức tính công bằng trong cuộc sống.

  • Kết bài:

Muốn có niềm tin từ người khác, bạn nhất định phải rèn luyện được tính công bằng. Sống không công bằng không những đánh mất niềm tin mà còn không thể thành công được trong cuộc sống này.

Xem thêm:

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.