Suy nghĩ về vai trò của chí tiến thủ trong cuộc sống.

suy-nghi-ve-vai-tro-cua-chi-tien-thu-trong-cuoc-song

Suy nghĩ về vai trò của chí tiến thủ trong cuộc sống.

  • Mở bài:

Trong cuộc sống, không phải ai sinh ra cũng đã ở vạch đích được hưởng giàu sang. Có những người, ngay từ lúc mới sinh ra đã được sống trong vinh hoa phú quý, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã ở trong những gia đình thiếu thốn bộn bề. Tuy nhiên, điểm khởi đầu luôn không phải điểm kết thúc, bởi vì cuộc sống còn bị tác động bởi nhiều yếu tố. Và những yếu tố đó quan trọng để tạo nên sự thành công đó chính là ý chí, nghị lực của con người, cụ thể hơn là chí tiến thủ.

  • Thân bài:

1. Giải thích “chí tiến thủ” là gì?

– Là ý chí, nghị lực cố gắng, phấn đấu vươn lên nghịch cảnh với số phận, hoàn cảnh, thực tại của con người. Người có chí tiến thủ là người luôn biết cố gắng, nỗ lực. Họ sẽ luôn luôn trau dồi kiến thức, bồi dưỡng bản thân để ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn nữa. Với những người có ý chí, họ sẽ luôn luôn đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để cuộc sống của mình tốt hơn từng ngày?” và họ sẽ phải cố gắng trả lời câu hỏi đó bằng cách đứng dậy và hành động.

– Những khó khăn không bao giờ làm chùn bước con người. Chính vì vậy, kẻ thiếu ý chí, lười nhác sẽ dễ dàng bị khó khăn trước mắt đánh gục, và không thể nào bước tiếp để vượt qua nó. Ngược lại, đối với người có chí tiến thủ, họ sẽ tìm cách đánh bại khó khăn, vượt qua thử thách. Tiến thẳng lên phía trước và đi tới đích đến cuối cùng chính là sự mãn nguyện với những việc mình dám làm và sẽ thành công.

2. Quá trình hình thành chí tiến thủ.

– Chí tiến thủ không có sẵn trong mỗi người chúng ta. Đây là một đức tính cần rất nhiều yếu tố quan trọng. Để hình thành nên và còn phụ thuộc vào những hành vi của con người trong đời sống.

– Quá trình hình thành chí tiến thủ luôn có sự khởi đầu từ khát vọng của bản thân. Khi chúng ta bắt đầu nảy lên trong đầu lên những ước mơ, những khao khát thì đồng thời cũng là lúc mà chí tiến thủ được hình thành. Nó được hình thành có thể từ sự chán nản với thực trạng đời sống hiện tại. Hay vì cảm thấy bản thân kém cỏi chưa bằng người khác… Khi bản thân có những mong ước có giá trị thì ý chí sẽ ngày càng được phát huy.

3. Biểu hiện những người không có chí tiến thủ là gì?

Những người không có ý chí thì thường họ sẽ bọc sẽ bộc lộ ra bên ngoài từ mọi hành vi đến tính cách.

– Họ luôn dễ dàng chấp nhận số phận. Những người thảnh thơi, không có sự thay đổi, không muốn động não để tìm ra giải pháp. Không muốn thay đổi cuộc sống mới mẻ hơn là biểu hiện tiêu biểu không có chí tiến thủ.

– Họ luôn luôn than vãn, phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống. Đối với người luôn phàn nàn mọi việc khi được giao thì có thái độ chần chừ trước một việc nào đó. Thường đưa ra những lý do sợ sệt, nhục chí ‘lỡ có gì thì sao’ hay ‘tôi sợ rằng’… là những việc hoàn toàn trái ngược với những người có chí tiến thủ. Và dĩ nhiên người có chí tiến thủ họ sẽ tìm cách thực hiện nhiệm vụ được giao đó. Và sẽ không thoái thác công việc.

– Lúc nào họ cũng sẵn cái nhìn bi quan. Là những người luôn đặt mình vào tình trạng sợ hãi không tin tưởng vào bản thân và muốn bỏ cuộc. Điều này sẽ luôn khiến họ bị tụt, bỏ lại phía sau. Khi cả có lúc đã có cơ hội phát triển mà vì lo sợ nên không nắm bắt được. Tâm lý cũng trở nên nặng nề xấu đi có thể rơi vào trạng thái không tốt. Ảnh hưởng không nhỏ đến với sức khỏe của chính bản thân mình.

– Những người không có chí tiến thủ sẽ không sắp xếp được thời gian hiệu quả, bị lẫn lộn. Giờ giấc đảo lộn thích làm gì làm nấy, không suy nghĩ nhiều về tương lai sau này. Và thường phụ thuộc vào gia đình, cha mẹ.

4. Cách rèn luyện và phát huy chí tiến thủ.

– Chí tiến thủ có thể tồn tại trong một con người rất lâu. Nhưng cũng hoàn toàn mất đi khi không còn động lực. Vì vậy cần phải rèn luyện để duy trì và nâng cao.

– Không ngừng nỗ lực phát triển chí tiến thủ. Khi gặp bất cứ việc gì trong cuộc sống dù lớn hay nhỏ bản thân phải nỗ lực cuối cùng. Thẳng thắn đối diện bản thân và nhận xét những điều chưa được trong công việc làm của bản thân lẫn đồng nghiệp. Điều này sẽ làm cho công việc cả hai hiệu quả và tốt hơn.

– Động viên chính bản thân. Cần phải rèn luyện duy trì năng lực động viên bản thân trước thất bại trong cuộc sống. Vì khi con người có niềm tin thì không có việc gì có thể cản bước được chúng ta.

– Xây dựng lối sống tích cực cho bản thân. Những người có lối sống tích cực luôn hướng về phía trước. Thì rất dễ dàng có được thành công. Là tiền đề thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước.

– Không ngừng học hỏi mở rộng vốn kiến thức. Phải có tri thức thì ta mới nhận ra việc đúng việc sai ở chính bản thân mình. Cho nên hãy tiếp tục mở rộng vốn kiến thức. Không ngừng học hỏi, khám phá mọi thứ từ xung quanh. Giao lưu kết bạn tạo thêm nhiều mối quan hệ. Để có thể cùng nhau lan tỏa chí tiến thủ mỗi người lớn mạnh hơn nữa.

5. Bàn luận mở rộng.

– Trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người không có chí tiến thủ. Họ dễ dàng bị đánh bại bởi thử thách, đầu hàng trước trở ngại và vội bỏ cuộc khi vấp phải khó khăn mà chưa có một sự nỗ lực nào. Những người như thế thật đáng chê trách.

  • Kết bài:

– Cuộc sống luôn không thiên vị với bất kì ai. Ai có chí tiến thủ, sẵn sàng đối mặt và vượt qua khó khăn trở ngại sẽ gặt hái được thành công. Những ai không có chí tiến thủ, dễ dàng đầu hàng số phận, chấp nhận thất bại sẽ sống cuộc đời khổ đau.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.