Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Người mù và ngọn đèn.

suy-nghi-ve-y-nghia-cau-chuyen-nguoi-mu-va-ngon-den

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Người mù và ngọn đèn.

Người mù và ngọn đèn

Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng. Một người thấy thế liền hỏi:
– Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
Người mù liền mỉm cười trả lời:
– Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản thân mình.

(Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ )

  • Mở bài:

– Để tồn tại trong cuộc đời, mỗi người luôn phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng. Và một trong số những kĩ năng ấy chính là sự chủ động. Lường trước diễn ra để từ đó tránh được những rủi ro không đáng có. Câu chuyện người mù trích trong Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ cũng nhắn nhủ cho chúng ta bài học ấy.

  • Thân bài:

1. Giải thích, nêu ý nghĩa câu chuyện:

– Nhận ra sự bất tiện trong việc đi lại của mình, người mù đã chủ động phòng tránh bằng cách mang theo đèn lồng. Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có thể giữ an toàn cho bản than mình. Rõ ràng, người mù đã lường trước được rủi ro có thể xảy ra khi ông di chuyển trên đường vào buổi đêm. Ông đã phòng tránh những rủi ro đó bằng cách mang đèn lồng. Người mù không tìm cách tránh người đi đường, mà đã tìm ra cách để người đi đường tránh ông. Người mù trang bị cho mình những yếu tố phù hợp với hoàn cảnh, thích ứng với điều kiện. Chính thái độ chủ động ấy đã giúp người mù di chuyển một cách thuận lợi.

– Câu chuyện Người mù và ngọn đèn gửi đến chúng ta một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía về sự chủ động trong cuộc sống: Không để đến khi sự việc xảy ra mới hành động, để tránh được những rủi ro không đáng có, con người cần có những chuẩn bị cần thiết. Đó là yếu tố quan trọng con người có thể sống tốt trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

2. Phân tích và lý giải:

– Tại sao cần chuẩn bị trước trong mọi hoàn cảnh ?

+ Cuộc sống luôn tìm tàng mọi tình huống bất ngờ xảy đến với con người, những tình huống đó nếu không có sự chuẩn bị trước, con người khó có thể đối phó giải quyết . Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng giải quyết mọi tình huống. Ngược lại con người con người luôn có những hạn chế, thậm chí những điểm yếu. Để giảm thiểu và khắc phục những rủi ro do những điểm yếu của con người mang lại, con người cần phải luyện tập, phải tự trang bị những kĩ năng cần thiết.

+ Có sự chuẩn bị, lường trước những tình huống xấu xảy ra , con người sẽ luôn ở trong tư thế chủ động, có thể xử lý tình huống một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sự chuẩn bị giúp cho con người có thể tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi hành động. Như câu chuyện ngụ ngôn về một vị vua nọ, thay vì sửa chữa cho con đường dễ đi hơn, ông đã tự trang bị cho mình một đôi dày thật tốt để có thể đi lại trong mọi địa hình, con người cũng cần luôn tự thay đổi bản thân, tự chuẩn bị những yếu tố cần thiết để thích nghi với hoàn cảnh, xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra. Có như vậy con người mới có thể tồn tại được trong một thế giới vốn tồn tại nhiều bất trắc, hiểm nguy.

– Làm thế nào có một sự chuẩn bị tốt ?

+ Để có được sự chuẩn bị tốt, con người cần phải có những nhận thức đúng đắn về những gì mình đang có, về điểm mạnh, điểm yếu. Từ sự hiểu biết đúng đắn về bản thân, mỗi người cần phải lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra bằng cách quan sát những người xung quanh, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải, tự điều chỉnh và trang bị cho mình nhiều yếu tố để có thể đối phó với mọi tình huống xấu xảy ra. Khi có được sự chuẩn bị đó, mọi tình huống sẽ được giải quyết tình huống thuận lợi.

+ Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm về giá trị của sự chuẩn bị, chủ động trước mọi tình huống như “mất bò mới lo làm chuồng”, “phòng còn hơn chống” … Trong cuộc sống ngày hôm nay, với nhiều thành tựu của kho học công nghệ tiên tiến, con người càng trở nên mạnh mẽ, thì sự chuẩn bị trước mọi tình huống vẫn luôn cần thiết.

* Dẫn chứng: Câu chuyện phòng chống bão lũ, sự chuẩn bị của con người trước thảm họa của thiên nhiên luôn là điều cần thiết. Thiết bị hiện tại tới đâu, cơ sở hạ tầng vững chắc đến mức nào cũng không thể đối chọi lại với sức tàn phá của thiên nhiên nếu không có sự chuẩn bị trước. Mọi việc trong cuộc sống nếu có sự chuẩn bị từ trước, con người khó có thể giải quyết nhanh chóng dễ dàng.

3. Phê phán:

– Trong cuộc sống không phải ai cũng được như người mù trong câu chuyện, chủ động chuẩn bị để tránh những rủi ro. Căn bệnh” nước đến chân mới nhảy” không còn là điều xa lạ, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Nhiều người chủ quan để sự việc xảy ra mới tìm cách sửa chữa khắc phục. Không phải lúc nào con người cũng sự đoán hết và chính xác mọi tình huống xảy ra, tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị trước, con người khó có thể đạt được mục tiêu, giải quyết công việc một cách suôn sẻ.

4. Bài học:

– Bài học mà câu chuyện để lại luôn đúng với mọi thời đại. Để hạn chế những điều bất lợi xảy đến với mình, con người phải ở trong tư thế chủ động, chuẩn bị trước những tình huống xảy ra, thay đổi bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh, thích nghi với điều kiện. Chỉ có như thế cuộc sống của con người mới trở nên dễ dàng hơn, tránh được những điều không may.

  • Kết bài:

Liên hệ bản thân: Tự nhận thức lại cuộc sống cá nhân, xem bản thân đã có sự chuẩn bị tốt cho các tình huống hay chưa, đã ở thế chủ động sắn sang thay đổi bản thân để thích ứng hoàn cảnh hay chưa … Từ đó rút ra kinh nghiệm định hướng cho một lối sống đúng đắn phù hợp.

Nghị luận: Phải chăng chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.