suy-nghi-ve-y-kien-cai-dep-trong-nghe-thuat-bat-nguon-tu-doi-song-nhung-quan-trong-va-truc-tiep-hon-ca-la-cai-dep-trong-chinh-nguoi-nghe-si

Suy nghĩ về ý kiến: Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.

Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.

Gợi ý:

1. Giải thích.

Cái đẹp là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người.

Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống.

Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật.

Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.

Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn.

2. Bình luận.

– Ý kiến trên đúng đắn bởi:

+ Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời.

+ Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ.

+ Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mỹ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm.


Tham khảo:

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi / Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”. Cái “mùa thu làm thơ” ấy trong ý thơ của Chế Lan Viên là thiên nhiên đất trời tác động vào linh hồn bài thơ. rộng ra chính là hiện thực cuộc sống. Chăng phải ngẫu nhiên mà Tago ví nhà thơ như “Người làm vườn”. Là “người làm vườn” vì phải tận tụy cày xới trên mảnh đất màu mỡ của cuộc sống, vun trồng ngôn từ thành tác phẩm nở hoa trong lòng người đọc. Bàn về cội nguồn của cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật, có ý kiến cho rằng: “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”.

Trước hết ta cần hiểu rõ thông điệp toát lên từ nhận định trên. “Cái đẹp” là một phạm trù của mĩ học, chỉ những điều tốt lành, tích cực, có giá trị sâu xa trong việc nâng cao tinh thần, bồi đắp tâm hồn con người. Đứng trước cái đẹp mỗi người sẽ có cảm giác trầm trồ ngắm nhìn, nâng niu trân trọng. Thông qua ý kiến trên, tác giả đã chỉ rõ nguồn gốc của cái đẹp trong nghệ thuật: “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”. Nghệ thuật thoát ra từ đời sống con người, gắn bó sâu sắc với đời sống con người. Cái đẹp phải có mục đích cao cả, phái vì cuộc đời mà có. Nghệ thuật không được xa rời cuộc đời và con người mà phái bám sát để phản ánh cuộc sống, nói lên được khao khát ước mơ của con người. “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” là những giá trị thuộc tư tưởng, phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn. sự nhạy bén và trưởng thành trong nhận thức, thái độ nghiêm túc đối với nghiệp cầm bút và hơn hết là có tài năng nghệ thuật độc đáo để tác phẩm đẹp cả hình thức lẫn nội dung, trở thành tác phẩm tròn trịa, hoàn hảo.

Đặt ý kiến trên vào tác phẩm văn học cụ thể mới thấy sự xác đáng, sâu sắc của người phát ngôn. Con người và cuộc sống vốn dĩ là đối tượng mà văn học phản ánh. M. Gorki đã từng nói:Văn học là nhân học”, một nhà phê bình khác cũng cho rằng: “Văn học – cuối cùng vẫn là viết về trái tim con người”. Những tác phẩm xa rời thực tế không bao giờ sống được lâu trong tâm hồn bạn đọc. Nhà văn quan sát hiện thực đời sống từ nhiều chiều, soi xét trên nhiều khía cạnh. Hiện thực được thanh lọc qua lãng kính tâm hồn của người cầm bút để rồi những tinh túy cúa nó kết tinh nơi từ ngữ diệu kì.

Văn chương có một ma lực riêng, nó phản ảnh hiện thực nhưng không phải sao chép nguyên xi cái hiện thực bày ra trước mắt mà được nhà văn biến hóa thành hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, có khả năng lay động tâm hồn, tưởng chừng như những hình tượng ấy run rẩy, phập phồng trên trang văn của người nghệ sĩ “thứ thiệt”. Thế nhưng hiện thực chưa phải là tất cả. Chính lối sống đẹp của nhà văn ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa con tinh thần. Vì vậy mà nhà văn cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, có vẻ đẹp tâm hồn, sự rung cảm thật sự chứ không phải vay mượn cảm xúc. Khi đó tác phẩm mới đủ sức đi vào lòng người. “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” phải trải qua những thử thách của cuộc sống mới có chứ không tự nhiên mà hình thành. “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”“cái đẹp trong chính người nghệ sĩ” là hai yếu tố để làm nên tác phẩm văn học chân chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang