Nghị luận: Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường (Denis Diderot)

nghi-luan-nghe-thuat-la-o-cho-tim-ra-cai-phi-thuong-trong-cai-binh-thuong-va-cai-binh-thuong-trong-cai-phi-thuong

Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường (Denis Diderot).

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “Cái phi thường và cái bình thường trong văn học”.


Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

– Nhận định của nhà văn, nhà triết học Denis Diderot đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời, thấu đáo để phát hiện ra bản chất cuộc sống trong tính đa diện, đa chiều. Từ đó, để thấy rằng trong những sự vật bình thường sẽ tiềm tàng những giá trị thẩm mĩ sáng giá, trong những con người bình dị sẽ ẩn chứa những phẩm chất đáng quí và ngược lại, bên trong những sự vật, những con người, những đổi tượng cao đẹp, vĩ đại là những tính cách chân phương, bình dị, gần gũi, hợp lẽ nhân sinh…

– Đây cũng chính là những giá trị độc đáo, mới mẻ, sâu sắc mà tác phẩm văn học mang đến cho con người trong quá trình tiếp nhận.

2. Bàn luận – Chứng minh:

– Văn học tái hiện đời sống nhưng là quá trình tái hiện có chọn lọc và luôn đòi hỏi nhà văn phải có những phát hiện mới mẻ, độc đáo, khác lạ đối với các sự vật, hiện tượng, con người trong tự nhiên và đời sống xã hội; đồng thời phải có. cái nhìn nhân bản, toàn diện đến từng ngõ ngách bên trong của đối tượng. Phát hiện ra “cái phi thường” trong “cải bình thường” và ngược lại chính là làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc, toàn diện, thú vị hơn đồng thời thể hiện dấu ấn độc đáo và mới mẻ.

Dẫn chứng

– Nhà văn Ngô Tất Tất Tố trong tiểu thuyết Tắt đèn” đã phát hiện ra nguồn sức mạnh tiềm tàng và vô cùng mãnh liệt ẩn sâu bên trong chị Dậu, một người vợ thương chồng, một người mẹ yêu con đến tân jcungf, đã sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi, quật cường chống lại cường quyền ác bá bảo vệ chồng con. Có thể nói, đó là phát hiện đẹp đẽ nhất, dũng cảm nhất của các nhà văn Việt nam thế kỉ 20. Nó kì vĩ như một bức tượng đài tạc vào lịch sử, là mẫu mực để các nhà văn thế hệ sau tự hào và làm theo.

– Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, nhà văn Nam Cao đã nhìn thấy một tình yêu thương con đến phi thường của Lão hạc, một lão nông nghèo khổ. Ở đó còn có đức hi sinh vô hạn của con người đã không còn nghĩ gì đến bản thân mình. Lão Hạc dù biết rất rõ con trai lão không có cơ hội để trở về với lão nhưng lão vẫn giữ vững niềm tin thánh thiện ấy và làm mọi điều tốt đẹp có thể dành cho ngày trở về của con.

– Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” đã phát hiện ra một vẻ đẹp phi thường ẩn giấu trong người đàn bà hàng chài xấu xí và cơ nhục. Vẻ đẹp ấy, một khi được phát hiện, nó làm cho họa sĩ Phùng, chánh án Đẩu phải kinh ngạc, sững sờ và thêm tin tưởng vào sức mạnh của lòng tốt, đức hi sinh của con người.

– Nếu văn học chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ phi thường, tác phẩm sẽ sa vào lối tô hồng cuộc sống hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì, tầm thường, thấp hèn sẽ làm cho tác phẩm bị méo mó, xa ròi bản chất, quy luật cuộc sống.

– Nhìn ở phương diện khác, đó chính là khả năng phản ánh cuộc sống một cách sâu sắc chân thực bởi cuộc sống đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn chỉ nhìn bằng đôi mắt đơn giản hời hợt một chiều thì sẽ trở nên nông cạn, thiếu khái quát, thiếu chiều sâu.

– Trong tác phẩm Đôi mắt, nhà văn Nam Cao qua nhân vật Hoàng đã phát biểu mạnh mẽ quan điểm ấy. Nhà văn Hoàng luôn giữ một đôi mắt phiến dienj, thiển cạn, nhìn đời lệch lạc và thiếu thiện cảm. Bởi thế, anh chỉ nhìn thấy những cái hời hợt, tầm thường đến đáng ghét của những người nông dân hiền lành, chất phác mà thôi. Vẻ đẹp ẩn sau bên trong tâm hồn của họ đã không được nhìn nhận, không được trân trọng.

3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận

– Dù có cái nhìn toàn diện, độc đáo đến đâu với những cái phi thường – cái bình thường trong cuộc sống thì giá trị của tác phẩm vẫn phải thể hiện qua tính chân thực của sự phản ánh; qua những tình cảm nhân đạo, những giá trị cao đẹp mà nhà văn hướng tới.

– Để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của cái phi thường – cái bình thường trong văn học đồng thời có những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, người đọc phải có chiều sâu trong suy nghĩ và tình cảm, có tâm hồn hướng thiện, luôn khát vọng hướng đến những giá trị chân – thiện – mĩ trong cuộc đời.

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.