Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Ai ơi chớ vội cười nhau”
- Mở bài:
Ca dao, tục ngữ là kho tàng trí tuệ của dân tộc ta. Qua những câu nói ngắn gọn, súc tích, dân gian muốn gửi gắn đến mai sâu những bài học làm người sâu sắc. Câu tục ngữ: “Ai ơi chớ vội cười nhau. Cười người hôm trước, hôm sau người cười” là một lời khuyên đáng để suy ngẫm về cách ứng xử văn hóa, lịch sự, biết tôn trọng người khác trong cuộc sóng này.
- Thân bài:
“Ai ơi chớ vội cười nhau. Cười người hôm trước, hôm sau người cười” đều có lý do cả. Mỗi người khi sinh ra ai cũng có điểm mạnh, yếu riêng biệt mà chính bản thân họ tạo ra, vì thế đừng bao giờ vội vàng đánh giá ng khác qua vẻ ngoài.
Câu tục ngữ này khuyên ta rằng không nên khinh thường người khác bởi vì mình chẳng phải là một người hoàn hảo nên cũng có lúc mắc những lỗi sai trong cuộc sống. Cười người chớ vội cười lâu nghĩa là đừng dùng tiếng cười của mình vào đề của người khác quá nhiều có thể khiến người khác khó chịu.
Trong cuộc sống của mỗi con người có thể sẽ gặp những bất hạnh, khi người khác gặp chuyện khó khăn chúng ta cần giúp đỡ họ với tất cả sự đồng tình, nếu không cũng đừng cười họ. Vì người gặp chuyện tiếp theo có thể là ta. Cười người hôm trước hôm sau người cười khi chúng ta chê cười họ vì một chuyện gì đó thì sẽ có lúc mình sẽ gặp chuyện giống họ. Mỗi người điều có một khuyết điểm chúng ta nên nhắc cho họ biết để họ sửa đổi chứ ko nên chê cười họ vì chính chúng ta có thể mắc khuyết điểm giống họ.
Câu tục ngữ “Ai ơi chớ vội cười nhau…” nhắc nhở chúng ta rằng không ai cũng hoàn hảo nên họ có thể mắc những sai lầm trong cuộc sống chúng ta phải biết thông cảm giúp đỡ họ chứ không nên chê cười vì chính chúng ta cũng không hoàn hảo nên cũng sẽ mắc sai lầm và sẽ bị như họ đã từng bị. Tôi cũng vậy từng cười chê họ không nghĩ đến cảm giác của họ nhưng rồi tới lúc mắc phải sai lầm giống họ và hiểu cảm giác của họ. Khi sinh ra và lớn lên chúng ta đã một thói quen là khi người khác mắc phải sai lầm nào đó chúng ta lại mỉa mai và chê cười họ nó có thể là một thói quen là một nhân cách ảnh hưởng của môi trường xung quanh nhưng nếu như chúng ta biết sửa đổi giúp đỡ, nhắc nhở họ trong lúc sai lầm thì sẽ tốt hơn là chúng ta chê cười họ.
Khi ta chê cười mỉa mai về việc sai của họ chúng ta có thể sẽ gây ra sự căm ghét của họ đối với ta và ta có thể mất đi một mối quan hệ. Làm người khác thích thì không dễ nhưng làm người khác ghét thì rất dễ dàng.
Câu tục ngữ xem qua tuy đơn giản nhưng hàm ý ẩn dụ sâu bên trong nó lại sâu sắc vô cùng. Đừng vì một chút lỗi sai, khuyết điểm của người khác mà lấy nó làm trò cười vì đâu ai biết trước được sau này sẽ như nào. Bản thân là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em sẽ không bao giờ cười trên khó khăn, sai lầm của người khác, thay vào đó sẽ động viên, khuyên nhủ họ cách giải quyết như thế vừa có thể giúp người khác, vừa rèn luyện thêm một phẩm chất đạo đức tốt cho bản thân.
- Kết bài:
Nếu người khác tôn trọng bạn, hãy tôn trọng họ. Nếu họ không tôn trọng bạn, vẫn cứ tôn trọng họ, đừng để hành động của người khác ảnh hưởng đến nhân cách tốt đẹp của bạn.