tam-guong-ve-y-chi-va-su-kien-tri-cua-thomat-edison

Tấm gương về ý chí và sự kiên trì của Thomat Edison

Tấm gương về ý chí và sự kiên trì của Thomat Edison

Thiên tài Thomat Edison là nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Hơn cả một nhà nghiên cứu khoa học thuần túy, Edison là người tích cực đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng trong cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhân loại.

Lúc mới sinh ra, Edison là một câu jbes yếu ốm, thường xuyện bệnh tật. Khi đi học tiểu học, cậu sớm bị thầy giáo đuổi học vì những câu hỏi bị cho là “vớ vẩn”, “điên rồ”. Mẹ của Edison đã bỏ hết mọi công việc để cùng cậu học tập.

Bằng ý chí và nghị lực phi thường, Edison đã tự học qua sách vở và sự hướng dẫn của mẹ. Cậu đã biến căn phòng hầm của gia đình thành phòng thí nghiệm nhỏ với rất nhiều dụng cụ như dây đồng, dây sắt, que thủy tinh, ống nhựa… Đây chính là nơi Edison đã làm những thí nghiệm đầu tiên về điện và hóa học.

Sau đó, hàng loạt các phát minh quan trọng ra đời. Trong những phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là “người hoang tưởng”, “quân lừa bịp”, Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.

Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

Từ cậu bé sớm phải rời ghế nhà trường vì bị nghi ngờ đần độn đến trở thành nhà phát minh vĩ đại, nhà sáng chế hàng đầu của nhân loại, Edison đã chứng minh rằng “thiên tài không tự sản sinh ra”. Chính tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến ý tưởng có phần không tưởng của ông thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.

Chính vì không sợ thất bại, luôn học từ thất bại, nhìn nhận thất bại như là những bài học quý để cải thiện và phát triển bản thân, sửa chữa sai lầm, tìm ra những phương pháp hiệu quả hơn đã giúp Edison từ một cậu bé bình thường thành một nhà phát minh kiệt xuất của nhân loại. Edison lầ một minh chứng rất rõ ràng cho sức mạnh của ý chí: thành công không đến nhanh chóng mà là kết quả của sự kiên nhẫn và bền bỉ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang