Nghị luận: “Thành công luôn khiến ta chủ quan. Thất bại khiến ta biết suy nghĩ”
- Mở bài:
“Thành công luôn khiến ta chủ quan. Thất bại khiến ta biết suy nghĩ”. Xã hội ngày nay, mọi sự việc đều đến với chúng ta một cách nhanh chóng và bất ngờ. Vì thế, sau mỗi sự việc, ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn nữa để tránh thất bại và tìm đến thành công.
- Thân bài:
Thành công là đạt được mục đích trong công việc, vươn tới ước mơ, khát vọng. Thất bại là không đạt được mục đích, bị mất mát, thiệt hại, khổ đau. Thất bại và thành công có mối quan hệ khăng khít trong đời sống con người. Không ai mãi mãi thành công mà không trải qua thất bại nào. Mỗi thất bại sẽ làm ta biết suy nghĩ không còn chủ quan, nóng vội nữa. Khi thành công mà không lo củng cố, không lo suy nghĩ thì rất dễ vấp phải thất bại.
Thành công khiến con người thấy vui vẻ, làm cho cuộc sống mọi người trở nên lạc quan hơn. Có thành công ta mới cảm thấy phấn khởi khi làm việc. Nhưng đôi khi, sự thành công khiến ta chủ quan, mất cảnh giác vào cuộc sống. Nó dễ khiến ta xem nhẹ mọi việc, không còn cảm giác mong muốn mọi thứ, ỷ lại bản thân để rồi dẫn đến những thất bại trong ngỡ ngàng.
Nhiều người nghĩ thất bại là một điều xấu hổ. Mỗi lần thất bại là mỗi lần ta cảm thấy thất vọng về bản thân. Thất bại tạo cho ta những muộn phiền, cảm giác muốn bỏ cuộc. Nhưng có thế, ta mới bắt đầu suy nghĩ về việc mình làm, tại sao ta lại thất bại, từ đó mà rút ra kinh nghiệm để làm lại.
Thất bại khiến ta biết suy nghĩ. Nếu sau mỗi thất bại, ta có thể nhìn rõ mọi sai lầm thì đó là thành công rồi đó. Vì thế ta cần phải tích cực với thành công và thất bại. Đối với vấn đề trước mắt, dù có ra sau thì vẫn phải suy nghĩ kĩ càng nhằm đạt được mục đích. Ta phải có tinh thần lạc quan đối với mọi thứ, dù thành công hay thất bại ta hãy đón nhận và xem đó là một bài học.
Thất bại có thể khiến ta mệt mỏi, chán nản và buông xuôi tất cả. Nhưng không sao cả. Trong cuộc đời người ai mà chẳng đôi lần thất bại. Thất bại là người mẹ vĩ đại của mọi thành công. Hãy xem nó như kinh nghiệm sống mà thực hiện tốt hơn. Dũng cảm đón lấy thất bại mới là thái độ tốt trong xã hội. Đối với thành công, khi ta chạm tới thành công đồng nghĩa với việc chạm tới sự thoải mãn, thỏa mãn khiến ta mất cảnh giác dễ dàng đến sự chủ quam, khiến ta mất phong độ. Thế nên, khi thành công phải có một thái độ nghiêm túc muốn phát triển sự thành công đấy, không bị xao nhãn bởi lợi ích trước mắt.
- Nghị luận: “Mỗi thất bại sẽ là một nấc thang đưa bạn đến thành công”
- Nghị luận: “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công”
- Nghị luận: “Chẳng thà thất bại một cách vinh dự còn hơn thành công bằng sự gian xảo”(Sophocle)
Với thái đội tích cực trước thành công và thất bại, đã có rất nhiều người thành công. Những nhà khoa học như nhà bác học Thomas Edison, ông cũng đã nhiều lần thất bại và vẫn tích cực với nó dẫn đến phát minh bóng đèn làm thay đổi xã hội. Suy nghĩ về thất bại khiến ta thành công, chủ quan về thành công dẫn đến thất bại.
Nếu ta không có thái độ tích cực đối với thất bại và thành công, thì đó sẽ là một cái hố chôn đi chính cơ hội của chúng ta. Nếu không có thái độ sống tích cực với thất bại, thì chỉ vì một thất bại mà bỏ lỡ những thành công phía trước, dễ bỏ cuộc. Chủ quan với thành công dẫn đến thất bại của thất bại, mãi không vươn xa được.
- Kết bài:
“Thành công luôn khiến ta chủ quan. Thất bại khiến ta biết suy nghĩ” là một suy nghĩ đứng đắn. Bởi thế, cần phải có thái độ và nhìn nhận tích cực sau mỗi thất bại và không chủ quan mỗi khi ta thành công. Hãy biến thất bại thành sức mạnh để thành công. Thành công không phải là cuối cùng. Thất bại không phải là chấm hết. Điều quan trọng đó là bạn phải có đủ sức mạnh để bước tiếp.