Thể thơ lực bát được sử dụng trong ca dao dân ca.
Các thể trong ca dao, còn được gọi là những thể thơ dân tộc, bao gồm thể thơ lục bát và lục bát biến thể, song thất lục bát và song thất lục bát biến thể, thể thơ tổng hợp (sử dụng kết hợp tất cả các thể thơ nói trên).
Thể lục bát và lục bát biến thể.
Lục bát là thể thơ bao gồm một câu 6 chữ (câu lục) và một câu tám chữ (câu bát). Các câu được kết vần, kết nhịp với nhau, cứ thế cho đến hết bài. Bài thơ lục bát có ít nhất 2 câu và không hạn chế về số câu trong một bài thơ.
Thể lục bát có số âm tiết ở mỗi dòng không thay đổi, vị trí gieo vần cố định: âm tiết cuối của câu sau hiệp với âm sáu của câu tám, âm tiết thứ tám của câu bát hiệp với âm tiết thứ sáu của câu lục tiếp theo. Nhịp điệu phổ biến là 2/2/2, đôi khi thay đổi thành 3/3/3 hoặc 4/4.
Ví dụ:
Bây giờ / mận mới / hỏi đào
Vườn hồng / đã có / ai vào / hay chưa?
Mận hỏi / thì đào / xin thưa,
Vườn hồng / có lối / nhưng chưa / ai vào.
Nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, linh hoạt vô cùng. Ngoài ra, với sự không gò bó, không bị hạn chế về độ dài, ngắn của tác phẩm (số lượng cặp thơ tùy thuộc vào tác giả), thể lục bát rất có sở trường trong việc diễn đạt cảm xúc vốn rất phong phú, thể hiện Lục bát biến thể, theo Mai Ngọc Chừ: “lục bát biến thể ở đây được quan niệm là những nội dung hết sức đa dạng của hiện thực. Câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết (tiếng)”. Lục bát biến thể có ba loại:
Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên:
Ví dụ:
Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây.
(7/8 tiếng)
Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:
Ví dụ:
Lời nguyền trước cũng như sau,
Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta.
(6/12 tiếng)
Cả hai dòng đều thay đổi:
Ví dụ:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua.
(7/10 tiếng)
Chức năng của hình thức lục bát biến thể trong việc thể hiện nội dung: chì chiết, đay nghiến, bộc lộ khó khăn và lòng quyết tâm vượt qua trở ngại, chấm biếm, trào phúng, tranh luận, đấu lí.
Song thất lục bát và song thất lục bát biến thể.
Song thất lục bát là thể có nguồn gốc từ dân ca nhưng không phổ biến bằng thể lục bát. Thể này sau hai câu thất là hai câu lục bát (7+7+6+8 tiếng). Thể thơ này nói lên được sự đi về của cảm xúc như những đợt sóng lên cao xuống thấp rồi lại dàn ra đón lấy một đợt sóng khác.
Ví dụ:
Mây trên trời bủa giăng tứ phía
Nước ngoài biển sóng dợn tứ bề.
Làm sao hiệp nghĩa phu thê,
Đó chồng, đây vợ ra về có đôi.
Song thất lục bát biến thể là thể thơ mà số lượng tiếng trong câu tăng lên.
Ví dụ:
Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Ai đó đen giòn, làm ruộng tôi thương,
Biết rằng dạ có vấn vương,
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi.
Thể hỗn hợp hay còn gọi là thể thơ tự do
Đường không đi sao biết
Chuông không đánh sao kêu
Nghe lời anh nói bao nhiêu,
Khiến lòng thắc thẻo chín chiều xót đau.
Hai câu năm tiếng và một cặp lục bát.
Ví dụ:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Lời ca dao trên gồm một câu sáu, bốn câu bốn tiếng, và một cặp lục bát.
Trong tất cả các thể thơ thì thể thơ lục bát chiếm một số lượng rất lớn và trở thành một thể thơ tiêu biểu nhất của ca dao.
Chưa chi tiết, đầy đủ nhưng tạm được.