»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh đền thờ Nguyễn An Ninh.
- Mở bài:
– Giới thiệu về đền thờ Nguyễn An Ninh: Đền thờ Nguyễn An Ninh thuộc Quận 12, là một trong những công trình văn hóa tôn vinh các anh hùng dân tộc quan trọng bậc nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thân bài:
Lịch sử hình thành.
– Nguyễn An Ninh (1900 – 1943) là một nhà tri thức, nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đầu thế kỉ 20. Trong suốt 22 năm hoạt động thì có hơn 10 năm Nguyễn An Ninh phải sống trong tù với năm lần bị thực dân Pháp bắt giam và kết án nhưng ông vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất và rồi hy sinh tại nhà tù Côn Đảo ở tuổi 43. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, ông còn để lại cho đời nhiều tác phẩm, bài viết khơi gợi lòng yêu nước và cổ vũ cho phong trào đấu tranh cách mạng.
– Để tưởng nhớ những cống hiến to lớn của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đối với dân tộc, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 vào ngày 18/11/2000 và được khánh thành vào 15/9/2002.
Đặc điểm kiến trúc.
– Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh được xây dựng trên chính mảnh đất vườn xoài nổi tiếng hơn 3.000 mét vuông của gia đình ông Nguyễn An Ninh năm xưa, đất của gia đình ông trải dài từ đây đến Quốc lộ 22 và một phần bên kia đường Nguyễn Ảnh Thủ. Mảnh đất này đã từng che giấu và giúp đỡ hàng ngàn người yêu nước hoạt động cách mạng.
– Công trình được kiến trúc sư nổi tiếng Khương Văn Mười thiết kế phỏng theo kiểu dáng nhà ba gian hai chái với kết cấu bê tông cốt thép, cột, kèo, đòn dông bằng gỗ mái đỏ, đường nét thẳng theo kiểu dáng nhà ba gian hai chái truyền thống của người Nam bộ. Trang bị nhà thờ gồm: ghế, tủ thờ, kệ sách… đều bằng gỗ. Đây cũng là nơi mà trước kia Nguyễn An Ninh đã từng sống và hoạt động Cách mạng.
– Từ cổng nhìn vào, một bên là mộ phần ông Nguyễn An Khương và bà Trương Thị Ngự và một bên là bia tưởng niệm Nguyễn An Ninh và vợ là bà Trương Thị Sáu..
– Tại phòng trưng bày lớn: Gian chính của ngôi nhà là bàn thờ nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh. Bên trên là bảng Đại Tự “Anh Hùng Chi Tử, Tử Như Sinh” có nghĩa là anh hùng mà mất, mất vẫn như còn. Phía trước bàn thờ là bức tượng bán thân được đúc bằng đồng, trích từ quỹ “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân” do hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Tạp chí Xưa và Nay tặng. Hai bên phòng trưng bày những hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông theo bốn chủ đề: “Quê hương và gia đình”, “Du học tại Pháp”, “Trọn đời vì nước vì dân” và “Tưởng nhớ Nguyễn An Ninh”.
Ngoài ra, tại đây còn lưu giữ và trưng bày các tác phẩm của Nguyễn An Ninh bằng tiếng Pháp và tiếng Việt cùng nhiều sách báo viết về ông qua các thời kỳ và những kỷ vật của ông và gia đình.
Ý nghĩa và giá trị công trình.
– Đây là nơi tưởng nhớ nhà tri thức yêu nước đã quá cố và cũng là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ.
– Với kiểu dáng cổ điển, nguồn tài liệu phong phú, hiện vật giàu ý nghĩa, hằng năm, Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, tưởng niệm, tìm hiểu lịch sử,…
- Kết bài:
– Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đền thờ đối với người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
– Cảm nghĩ của bản thân về đền thờ.