»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh thương hiệu Apple
- Mở bài:
Không chỉ luôn nằm trong danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất mọi thời đại, Apple thực sự gây ấn tượng với những đóng góp quyết định vào sự phát triển chung của nền công nghệ thông tin thế giới. Ngày nay, thương hiệu Apple càng trở nên thân thuộc với con người hơn với dòng sản phẩm iphone huyền thoại đã tạo nên tên tuổi hàng đầu của tập đoàn này trong lĩnh vực điện thoại cầm tay.
- Thân bài:
Lịch sử ra đời và phát triển của thương hiệu Apple:
Không ai khác, chính Steve Jobs là người đã khởi xướng thành lập Apple. Ngày 1/4/1976, một ngày định mệnh, tại thành phố Los Altos thuộc tiểu bang California (Hoa Kỳ), bộ ba siêu đẳng Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne đã quyết định bắt tay thành lập công tuy Apple Computer, Inc.,
Mục đích thành lập của Apple như ba nhà sáng lập đã xác định từ đầu đó là phát triển và kinh doanh dòng máy vi tính cá nhân mang thương hiệu Apple. Mục tiêu ấy được duy trì trong nhiều thập kỉ. Đến sau này, Apple tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực điện thoại cầm tay với những phát minh mang tính đột phá của Steve Jobs với chiếc điện thoại iphone.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa ba thành viên xuất sắc đã tạo nên sức mạnh của Apple. Ronald Wayne là mọt nhà kinh doanh lão luyện với kinh nghiệm nhìu năm. Steve Jobs năng động. Còn Steve Wozniak là mọt kĩ sư điện tử xuất sắc. Thế nhưng, thật đáng tiếc, sau đó không lâu, Ronald Wayne đã quyết định ra đi khi Apple chưa có một thành công nào đáng kể.
Steve Jobs và Steve Wozniak chật vật trong vấn đề phát triển sản phẩm và tìm kiếm nhà đầu tư cho Apple. Cuối cùng, triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận ra tiềm năng của Apple và đầu tư một khoản trị giá 250,000 USD, hỗ trợ cho Apple trong suốt giai đoạn non trẻ của công ty này. Cũng chính Markkula là người có công đưa Apple chính thức đi vào hoạt động khi đưa Michael Scott một nhà kinh doanh xuất sắc lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc. Tương lai của Apple bắt đầu mở ra với bàn tay chèo lái tài hoa của Michael Scott.
Năm 1976, chiếc máy tính Apple thế hệ I, ra đời và bán ra thi trường với giá 666 USD, đánh dấu sự gia nhập thị trường máy tính của công ty. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường trước sức mạnh của Tandy và Commodore. Đến năm 1977 dòng máy tính Apple thế hệ thứ 2 được giới thiệu. Với những tính năng vượt trội, Apple II được xem là sản phẩm chủ lực để “đánh chiếm ra thế giới” được Apple hết sức kì vọng. Không lâu sau, dự đoán đó nhanh chóng trở thành hiện thực.
Tiếp tục đà thắng lợi, năm 1980, Apple cho ra mắt máy tính Apple III dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như một động thái trực tiếp đáp trả sự đi lên nhanh chóng của 2 công ty đối thủ IBM và Microsoft. Năm 1983, Steve Jobs cho ra dòng sản phẩm chiếc máy tính Lisa vào năm 1983. Thế nhưng, máy tính Lisa đã nhanh chóng thất bại bởi giá bán quán cao.
Sự ra đi của Steve Job, một tổn thất rất lớn của Apple:
Sau vụ Lisa, nội bộ ban lãnh đạo công ty bắt đầu cnảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong khi Steve Jobs hào hứng phát minh và cho ra đời nhiều sản phẩm mới mang tính thời đại thì các nhà lãnh đạo khác lại khá hững hờ. Họ bắt đầu nghi ngờ và thường phản đối những đề xuất của Steve. Năm 1985, mâu thuẫn lên đến cực điểm, Steve Job quyết định rời khỏi Apple và tự lập một sự nghiệp riêng mình với công ty máy tính NeXT.
Từ khi Steve Jobs ra đi, Apple bắt đầu một cuộc suy thoái trầm trọng và gần như sụp đổ. Nhiều nhân viên bị sa thải, cơ sở sản xuất cũng trì trẹ trong nhiều năm. Dù có những lúc các nhà lãnh đạo đã cố vực nó dậy với những dòng sản phẩm mới nhung về cơ bản, trong những năm tháng ấy, Apple không có thay đổi gì đáng kể ngoài việc thua lỗ.
Steve Jobs trở lại và sức mạnh bừng tỉnh của Apple:
Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996 đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai trò tổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011. Chính Steve Jobs đã vực dậy Apple từ một đóng đổ nát bởi sự diều hành bảo thủ và nhút nhát của các nhà lãnh đạo.
Rất nhanh chóng, Steve Jobs đã tái cấu trúc lại Apple và đưa ra các chiến dịch đột phá giúp Apple lấy lại uy thế và vị trí của mình trên thị trường. Chiến dịch quảng cáo đầy ấn tượng “Think Different” (Nghĩ khác đi) của Apple được triển khai vào năm 1997, với sự góp mặt của hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng đã làm thay đổi ngọn mục bộ mặt của Apple, tạo nên thương hiệu đắt giá nhất thế giới như hiện nay.
Thành công rực rỡ nhất của thương hiệu Apple không phải là các dòng máy tính mà chính là chiếc iphone huyền thoại, một sáng chế vĩ đại của Steve Jobs. Chính chiếc iphone mới là sản phẩm then chốt làm nên sức mạnh của Apple. Đây cũng là dòng sản phẩm kinh doanh chính và thu về được nhiều lợi nhuận nhất cho công ty này.
- Kết bài:
Sau bốn thập kỉ hình thành và phát triển, dù đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, chia rẽ, thương hiệu Apple vẫn đứng vững bởi những bộ óc tuyệt vời. Ngày nay, cái tên Apple không chỉ được nhắc đến như một thương hiệu công nghệ mà còn là một cách sống, một khát vọng vươn tới sự sáng tạo của con người. Hi vọng rằng những chiếc iphone huyền thoại tiếp tục làm rạng danh Apple trong thời đại mới.