tong-quan-ve-van-hoc-viet-nam-10485-2

Soạn bài: Tổng quan về văn học Việt Nam

Tổng quan về văn học Việt Nam

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian:

– Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

– Đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:

– Là sáng tác của trí thức, được ghi lai bằng chữ viết. Tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.

– Văn học viết Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ.

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:

Văn học Việt Nam đã trải quan ban thời kì lớn:

– Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Văn học trung đại

– Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

– Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Văn học hiện đại

Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)

Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.

– Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

– Văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn văn học chữ Hán và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)

– Là nền văn học tiếng VIệt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

– Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc với các nền văn học châu Âu.

– Kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để đổi mới.

– Từ CMTT/1945 một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Văn học thế kỉ XX đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam với tất cả phương diện phong phú, đa dạng. Thành tựu nổi bật thuộc về văn học yêu nước và cách mạng.

Con người Việt Nam qua văn học:

– Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

+Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam .

+ Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên.

+ Thơ ca thời trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ.

+ Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa.

– Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:

+ Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

+ Trong văn học dân gian: Tinh thần yêu nước thể hiện qua tình yêu lành xóm, quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

+ Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời cuae dân tộc.

+ Trong văn học Cách mạng: Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng Xã hội chủ nghĩa.

– on người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

+ Các tác phẩm văn học Việt Nam luôn thể hiện ước mơ về một xã hội công bằ, tốt đẹp.

+ Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

– Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

+ Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt con người Việt Nam đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân: đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, tinh thần hi sinh “cái tôi” cá nhân.

+ Trong hoàn cảnh khác, con người cá nhân được đề cao: ý thức về truyền thống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa cuộc sống trần thế.

+ Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác: nhân ái, chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người cá nhân.

  • Các câu hỏi luyện tập:

1. Hãy cho biết các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam?

2. Nêu sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết?

3. Trình bày quá trình phát triển của văn học Việt Nam?

4. Dùng hiểu biết của mình để làn sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tuê tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang