Môtip về nguồn gốc hình thành các dân tộc vốn rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam cũng tồn tại nhiều truyền thuyết khác nhau giải thích về nguồn gốc hình thành các dân tộc bản địa. Mỗi dân tộc tuy có một quan niêm khác nhau nhưng đều thống nhất ở điểm mẹ tổ đều sinh thành đồng loạt các con. Về tâm linh, người Việt và người Mường có chung chuyện mẹ tổ đẻ trăm con rồi phân chia ra thành nhiều tộc người.
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc các dân tộc Việt do các học giả đã đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu từ khảo cổ học, lịch sử học, địa lí học, nhân chủng học, sinh học phân tử,…Song, một điều mà chúng ta phải chấp nhận rằng truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc được xây dựng trên yếu tố tâm linh, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên của con người trong tiến trình xây dựng lãnh thổ và quốc gia. Truyền thuyết thể hiện sâu sắc trình độ nhận thức của con người trong buổi đầu sơ khai dựng nước.
Truyền thuyết Lạc Long Quan và Âu Cơ là cách giải thích sơ khai về nguồn gốc dân tộc việt Mang tính huyền thoại kì bí nhưng qua đó cũng thể hiện rõ triết lí của dân gian về nguồn cội của mình.
Truyền thuyết kể rằng Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ trị vì nơi biển sâu. Thần mình rồng, sức khỏe phi thường, có tài biến hóa, thường lên cạn giúp đỡ người dân trồng trọt, diệt yêu trừ quỷ bảo vệ cuộc sống. Âu Cơ là con gái vua Đế Lai, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng rất thích chu du ngắm cảnh đẹp trên thế gian nên thường tìm xuống vùng đồng bằng nơi có nhiều kì quan, thắng địa. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang
Ít lâu sâu, Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con trai. Các con lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã trưởng thành ai cũng khôi ngô hồng hào, tuấn tú, khỏe mạnh như thần.
Sống với nhau chưa được bao lâu, một hôm Lạc Long Quân gọi Âu Cơ và các con lại bảo:
– Ta thuộc giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau. Ta không thể sống mãi trên cạn được mà phải về nơi biển sâu. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đem năm mươi con lên núi cao, chia nhau mà cai quản các nơi. Hề khi gặp chuyện khó khăn, nàng hãy đốt đống lửa to trên núi, nhìn thấy ta sẽ tìm đến.
Âu cơ nghe lời, đem năm mươi con lên núi. Người con trai trưởng của Âu Cơ được phong làm vua, các anh em trai đều trở thành thủ lĩnh cai quản khắp vùng đất.
Câu chuyện thấm đẫm tính huyền thoại nhưng không có nghĩa là vô lí. Trước hết ta xét thân thế của Lạc Lông Quân và Âu cơ. Về Lạc Long Quân có nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc và thời đại. Có thuyết cho rằng Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương và Mẫu Thoải, con gái của Ngọc Đế. Có thuyết lại cho rằng Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương và thần Long Nữ, con gái của Long Vương,… Điều căn bản là thần mình rồng, thân người, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ, thường trừ yêu diệt quỷ bảo vệ con người. Còn Âu Cơ là con gái của Thần Nông, thuộc giống tiên trên núi cao.
Sự sắp xếp có vẻ như ngẫu nhiên nhưng kì thực có dụng ý sâu xa, tuân thủ nghiêm ngặt quy luật âm dương, ngũ hành. Lạc Long Quan là nam tính, thuộc dương khí, ở dưới thấp. Dương khí có xu hướng cuộn lên cao tìm đến bình địa. Thế nên, theo truyên thuyết, Lạc Long Quân ở biển là hợp lí. Bởi mang tính dương nên Lạc Long Quân thường lên cạn để tìm nguồn sinh lực. Âu Cơ là nữ tính, mang tính âm, lại ở trên núi cao. Tính âm có xu hướng tràn xuống thấp. Thế nên, Âu Cơ thường mong muốn tìm xuống vùng đồng bằng là điều hợp lí. Âm và dương gặp gỡ tại nơi đất bằng, kết duyên và sinh sôi nảy nở. Người xưa mượn hình tượng này để diễn đạt thuyết âm dương hòa hợp vốn xuất phát từ Kinh dich, đã ăn sâu vào trong đời sống con người từ trước.
Kết quả của sự sinh thành là bọc một trăm trứng nở ra một trăm con trai. Theo Kinh dịch, con số một trăm là con số thành cuối cùng của trời đất, biểu tượng của tròn đầy, viên mãn. Hình ảnh này biểu hiện ước mơ làm chủ lãnh thổ, khát vọng chinh phục thiên nhiên, đạt đến cuộc sống bình yên, thịnh vượng của nhân dân ta thời xa xưa.
Kết thúc của thời gian chung sống là sự phân chia cai trị các nơi. Đó là quá trình mở rộng cinh phục và hình thành đất nước. Ngọn lửa hiệu bùng cháy trên đỉnh núi khi gặp khó khăn là biểu thị của tinh thần đoàn kết, tương trợ của các anh em.
Trong giảng dạy học văn, người dạy chỉ nên chú trọng vào vẻ đẹp của trí tưởng tượng và niềm tin vững chắc của người xưa vào sức mạnh chinh phục tự nhiên, tiến tới khẳng định vai trò làm chủ của mình. Người dạy không nên đi sâu vào các giả thuyết, các căn cứ dễ làm mất đi ý nghĩa mà truyền thuyết đem lại. Nên phát triển trí tưởng tượng phong phú cho học sinh và tôn trọng những gì các em tưởng tượng được theo xu hướng phát triển tích cực. Bởi trí tượng tượng là hành trang quý giá nhất mà con người mang đến tương lai, là cốt lõi mang giá trị vững bền giúp học sinh phát triển các năng lực tương cận khác.
Xin chào ! cho em hỏi tên sách về truyền thuyết Lạc Long Quân Âu Cơ này được không ạ ? nhà xuất bản cũng như năm xuất bản ạ. Vì em tìm trên mạng thì có những dị bản rất lạ ( Âu Cơ là con Đế Lai chứ không phải giống nòi Tiên thân , Lạc Long Quân muốn tìm Đế Lai để trừ hại cho dân nên hóa thành 1 thanh niên trẻ mới gặp Âu Cơ thấy đẹp nên cưới…. ) . Nhưng nội dung truyện như trong bài viết này mới là truyện em từng biết đến nên em muốn mua sách để lưu giữ ạ.
Xin cám ơn .