tuoi-tre-doc-sach

Nghị luận: Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài (Lâm Ngữ Đường)

Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn 1965)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?


  • Mở bài:

Đọc sách, tiếp nhận các giá trị của sách, đặc biệt là các tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, Lâm Ngữ Đường từng nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”.

  • Thân bài:

Giải thích.

+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp.

+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: Theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách.

+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: vốn văn hoá và kinh nghiệm phông phú thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.

Ý nghĩa: Hiểu một quyển sách hay là một việc không đơn giản. Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm nhiều thì đọc sách càng có hiệu quả.

Sự khác nhau trong cách đọc sách và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi:

– Người tuổi trẻ, tính khí còn nóng vội, thiếu kiên nhẫn, chưa có định hướng, lập trường vững vàng, thiếu vốn sống và kinh nghiệm sống nên đọc sách mà chưa thể thấy hết cái hay của sách, như nhìn trăng qua khe cửa vậy, chỉ thấy một không gian nhỏ hẹp, chưa có sự liên hệ với thế giới rộng lớn ở xung quanh.

– Người lớn tuổi khí chất đã vững, từng trải nhiều, tích lũy nhiều, lập trường rõ ràng, suy luận cũng phong phú, không bị chi phối bởi cuộc sống vốn có nhiều điều phải lo nghĩ nên đọc sách một cách bình tâm, cảm nhận được cái hay của sách, giống như ngắm trăng ngoài sân, thấy ánh sáng rộng lớn. Tuy nhiên, tầm nhìn chưa thực sự rô gj mở.

– Người tuổi già thoát tục, tu dưỡng đã nhiều, nhân khí đã tinh lọc, không tham danh, vụ lợi, thoát khỏi ràng buộc của sự đời nhiễu nhương, bình tâm thưởng đạo, đọc sách bằng cái tâm minh tuệ nên có thể nhìn thấy được điều vi diệu của sách, giống như thể ngắm trăng trên đài cao,  tầm nhìn mở rộng bất tận.

Bình luận và chứng minh.

– Tác phẩm văn học ghi lại những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc đời. Nhưng tiếp nhận những điều đó ở mức độ nào còn tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc đời của người đọc.

VD: Ở các độ tuổi khác nhau, sự tiếp nhận các giá trị của Truyện Kiều cũng khác nhau.

– Tuy nhiên không phải ai từng trải cũng có thể hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. Và đối với những người trẻ tuổi, nếu chú ý quan sát, tìm hiểu nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lí luận. Mặt khác đọc sách cần suy ngẫm không vội vàng, cẩu thả nhất định họ cũng sẽ hiểu sâu sắc tác phẩm văn học.

  • Kết bài:

– Trí tuệ là phương tiện cần thiết đưa con người đến với hiểu biết. Nhưng chính kinh nghiệm và sự từng trải mới là nguồn sức mạnh giúp con người chiếm lĩnh tri thức và các giá trị khác trong cuộc sống. Tuổi trẻ nên rèn luyện, không nên nóng vội mới có thể có được tri thức đích thực, có được sức mạnh để thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang