tuoi-tre-nen-han-che-su-dung-dien-thoai-de-bao-ve-suc-khoe-12373-2

Nghị luận: tuổi trẻ nên hạn chế sử dụng điện thoại để bảo vệ sức khỏe

Nghị luận: tuổi trẻ nên hạn chế sử dụng điện thoại để bảo vệ sức khỏe

Cô Pressman không muốn con trai mình dùng nhiều điện thoại và các sản phẩm công nghệ nên đã quyết định hạn chế dùng đồ công nghệ trong gia đình. Điều đó khiến cậu con trai lớn Brian của cô lúc ban đầu tỏ ra khó chịu. Nhưng một thời gian, cậu nhận ra tấm lòng của người mẹ thật vĩ đại. Trong một dịp lễ giáng, sinh, Brian đã làm mọi người vô cùng ngạc nhiên khi nói với mẹ:

“Mẹ biết đấy, khi mẹ hạn chế cả nhà dùng đồ công nghệ, con nghĩ mẹ đã sai. Tuy nhiên, giờ đây, con nghĩ mẹ đã đúng”.

(theo genk.vn)

Từ câu chuyện trên, hãy suy nghĩ việc học sinh có nên hạn chế sử dụng điện thoại thông minh.


  • Mở bài:

Sản phẩm công nghệ nói chung và công nghệ mạng nói riêng là những điều thiết yếu của cuộc sống, có vai trò nhất định đối với con người. Ở thời đại văn minh, phát triển như hiện nay thì nó cũng như nước, không khí – đều là những điều cần trong cuộc sống con người. Sử dụng đúng lúc đúng mục đích ắt sẽ hiệu quả và vấn đề đặt ra cho chúng ta chính là: học sinh có nên sử dụng công nghệ mạng. Cùng nhau xem xét và bàn bạc để tìm ra câu trả lời cho mỗi người nhé!

  • Thân bài:

Công nghệ mạng được nói đến ở đây là điện thoại thông minh. Đó là công cụ đa năng của con người. Nó được dùng để liên lạc, giải trí, cập nhật thông tin, vân vân và vân vân những mục đích khác tuỳ nhu cầu mỗi người.

Xuất phát từ nhiều lý do, con người luôn muốn sử dụng điện thoại thông minh, hoặc chỉ đơn giản là hoàn cảnh sống và nhu cầu xã hội bắt buộc. Xã hội không ngừng phát triển. Điều đó không cho phép bất kì ai dặm chân tại chỗ nếu họ không muốn bị lọt thẳm so với mọi người, nguyên nhân chính bắt nguồn từ đây.

Tại sao con người ưu tiên dùng điện thoại thông minh hơn “điện thoại đập đá”, nhất là ở thời buổi hiện nay? Chúng ta, ai cũng biết điện thoại (hiểu rằng là điện thoại thông minh) ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Người ta thích dùng điện thoại thông minh vì sự tiện ích của nó, vì những lợi ích mà điện thoại mang lại. Còn điện thoại đập đá thì hạn chế chức năng, khó có thể phục vụ nhu cầu của con người. Phần khác lại vì chạy theo xu thế, mà mọi người thường nói là đua đòi.

Chúng ta có thể làm một cuộc khảo sát nho nhỏ: có 10 người mà hết 9 người sử dụng điện thoại thông minh thì bạn – kẻ được gọi là “lạc loài” đó sẽ cảm thấy như thế nào? Vì vậy, dù không đủ khả năng hay dù như thế nào thì con người ta cũng “bắt buộc” có một chiếc điện thoại để bằng bạn bằng bè, bằng xã hội. Học sinh thời nay cũng giống như vậy. Huống hồ gì khi tuổi này là tuổi bốc đồng, tuổi của những suy nghĩ chưa chín chắn.

Điện thoại thông minh giúp ích cho học sinh rất nhiều: tìm tài liệu, tham khảo nhiều cách làm hay, đọc sách báo,… đều là những tiện ích khi thời nay học sinh không còn hứng thú với những trang sách. Cùng với đó là những tiêu cực, hạn chế: sa sút việc học hành, điện thoại bên người 24/24, ảnh hướng đến trí não, thần kinh, hại cho mắt,… Cuộc sống là vậy, có nhiều tích cực át sẽ có vô vàn điều tiêu cực.

Rõ ràng là cuộc sống xung quanh phải như thế nào đó thì học sinh mới dùng điện thoại với tần suất dày đặc như thế. Xuất phát từ nhu cầu cá nhân, học sinh thời nay cần điện thoại thông minh để giải trí (có nhiều trò chơi hay, thú vị), để học hành (nhiều trang web hướng dẫn soạn bài, học bài, làm bài cùng với những tài liệu cần thiết), để liên lạc (gọi người nhà đi đón khi tan học về, cần sự trợ giúp). Nhiêu đó thôi cũng đủ chứng tỏ tầm quan trọng của điện thoại thông minh đối với học sinh. Nhưng lí do không chỉ ở bản thân học sinh, mà ở cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Chúng ta, vào thời này, chắc hẳn ai cũng trải qua những thầy cô giáo kêu học sinh về tìm tài liệu, chuẩn bị phần thuyết trình (trên word, power point,…), tìm cách làm bài, nộp bài qua mạng (gmail, messenger, zalo), vân vân và vân vân. Về phía gia đình, những bậc phụ huynh bận rộn thường dặn con cái của họ đặt báo thức để tự dậy đi học, dùng điện thoại để liên lạc.

Có một vấn đề mà chúng ra vẫn thường thấy đó là thường thì người lớn quá bận rộn cho những lo toan, những công việc của họ nên đôi khi quên mất vai trò của mình, vô tình đẩy con cái của họ vào những công nghệ mạng – nơi mà trẻ con có thể tự chơi, tự học, có thể bỏ mặc mọi thứ, dù là khi không có sự quan tâm của gia đình thì chúng cũng chẳng hề hấn gì.

Học sinh hãy hạn chế sử dụng điện thoại thông minh. Thay vào đó, các bạn có thể dùng đồng hồ để báo thức, dùng laptop để làm bài, dùng điện thoại hạn chế chức năng để liên lạc, nhưng nếu có điện thoại thông minh thì mọi thứ sẽ tiện ích hơn, tất cả đều gói gọn trong một chiếc điện thoại. Những lí do từ bản thân, từ tác động của xung quanh đã khiến điện thoại thông minh quan trọng và sức ảnh hưởng đến học sinh nói riêng và con người nói chung.

Vì mọi việc luôn có nhiều khía cạnh nên khó tránh khỏi những tình trạng tiêu cực ở học sinh. Những mầm non, thế hệ tương lai của đất nước đang dần chìm trong công nghệ mạng. Sử dụng đúng mục đích, đó là điều đáng mừng. Bên cạnh cũng có nhiều trường hợp lạm dụng, dùng điện thoại không đúng. Những học sinh ấy không chia thời gian hợp lí cho những công việc của mình. Trên tay luôn là chiếc điện thoại thay vì cây bút bi. Họ dùng điện thoại để xem và chia sẻ những nội dung không phù hợp. nghiêm trọng là suy nghĩ chưa chín chắn sẽ dẫn học sinh đến những cám dỗ của kẻ tạo ra.

Cần theo dõi, phát hiện và kịp thời uốn nắn, hướng những học sinh này theo chiều hướng tích cực hơn. Cá nhân em không ủng hộ sử dụng điện thoại quá đà, đồng thời em cũng không cổ xuý cho việc la mắng, đánh đập con cái. Ở tuổi này, đa số người trẻ chỉ cần sự nhẹ nhàng, thấu hiểu thì đã ngoan ngoãn nghe lời người lớn.

Để sản phẩm công nghệ và công nghệ mạng mang lại lợi ích thì ngay từ gia đình, nhà trường phải xem xét lại. Hãy quan tâm theo dõi con em, không để chúng quá “ghiền”, đồng thời cũng phải tin tưởng rằng học sinh không phải ai cũng dùng điện thoại thông minh sai mục đích. Điện thoại thông minh, nhấn mạnh rằng nếu biết cách dùng thì sẽ rất tốt, không nhất thiết phải ngăn cản hoàn toàn.

  • Kết bài:

Công nghệ mạng, điện thoại thông minh là một phần của cuộc sống. Không thể cắt bỏ hoàn toàn thì chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp với cá nhân từng người. Điện thoại thông minh không sai, chỉ sai ở cách bạn sử dụng. Hãy hạn chế sử dụng điện thoại ngay từ bây giờ. Hãy là một học sinh có nhận thức đúng đắn để gầy dựng niềm tin đối với gia đình, nhà trường và mọi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang