ngu-van-7-canh-dieu-tap-2

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn 7, Cánh Diều)

1. Chuẩn bị.

a. Văn bản nghị luận.

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế.

b. Tác giả Hồ Chí Minh.

+ Hồ Chí Minh (1890-1969) là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế.

c. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

– Tên bài do người soạn sách đặt.

* Nội dung chính: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, văn bản khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng và rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vai trò của phần 1 là gì?

Trả lời:

– Phần 1 có vai trò mở bài vì tác giả giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì?

Trả lời:

– Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng: để chứng minh cho lời khẳng định ở phần mở bài, làm tăng sức hấp dẫn thuyết phục người đọc/ người nghe.

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng trong phần 2:

Lí lẽBằng chứng
– Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân

– Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

– Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…

– Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến; công nhân tăng gia sản xuất…

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung của phần 3 là gì?

Trả lời:

– Nội dung của phần 3 là: Giải thích rõ khái niệm và kêu gọi mọi người tuyên truyền, hành động yêu nước.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?

Trả lời:

– Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân.

– Câu văn ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trả lời:

Nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

+ Phần 1: Mở bài: giới thiệu được vấn đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

+ Phần 2: Thân bài: làm rõ vấn đề qua các luận cứ và luận chứng

+ Phần 3: Kết bài: khái quát lại vấn đề và kêu gọi mọi người hành động

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; tham khảo mẫu sau:

Ý kiến
– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Lí lẽBằng chứng (dẫn chứng)
– Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.– Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Trả lời:

Ý kiến
– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Lí lẽBằng chứng (dẫn chứng)
– Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.– Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
– Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước– Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc….

– Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;

– Công nhân tăng gia sản xuất…

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đọc phần 2 và cho biết:

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào?

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Trả lời:

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự: từ xa xưa đến gần (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi – Quang Trung..), từ cao xuống thấp (cụ già- em nhỏ)…

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ… đến…” đã giúp tác giả khái quát được lòng yêu nước ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Trả lời:

– Theo em, mục đích của văn bản này là: khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân, mong muốn mọi người kêu gọi và phát huy hơn nữa truyền thống ấy.

– Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy: đưa ra những biểu hiện, bằng chứng cụ thể, tiêu biểu xác thực khiến người đọc người nghe tin tưởng qua đó mục đích dễ dàng đạt được.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,…)?

Trả lời:

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

– Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

– Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

– Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

– Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang