van-ban-tu-su-va-cach-viet-bai-van-tu-su

Soạn bài: Văn bản tự sự và cách viết bài văn tự sự – SGK Ngữ văn 7

Soạn bài: Văn bản tự sự và cách viết bài văn tự sự

1. Khái niệm văn bản tự sự

Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày chuồi các sự việc tiếp nối nhau dẫn đến kết thúc sự việc và thể hiện một ý nghĩa.

Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.

2. Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự:

Cốt truyện: gồm các sự vật, chi tiết được sắp xếp để thể hiện diễn biến câu chuyện.

Nhân vật: các nhân vật chính, phụ với hình dáng, hành động… trong quan hệ với nhau.

3. Dàn bài tổng quát cho bài văn tự sự

Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.

Kết bài: Kể kết cục của sự việc.

Lưu ý:

+ Văn bản tự sự thường kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận và thuyết minh.

+ Văn tự sự là kể chuyện nên luôn có cốt truyện, nhân vật và diễn biến tình tiết.

+ Nhân vật thường thể hiện bằng các hình thức: đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại, nội tâm. Có thể kể với ngôi thứ nhất xưng “tôi” (trực tiếp kể câu chuyện), hoặc có thể ngôi thứ ba (người kể tự giấu mình).

– Ở lớp 9, văn tự sự có 2 kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng và kể lại chuyện đã xảy ra với bản thân.

+ Kể chuyện tưởng tượng: Từ một tình huống, tưởng tượng ra câu chuyện hợp lý và kết thúc phải có một ý nghĩa. Đe làm tốt kiểu bài này phải có một trí tưởng tượng phong phú, biết tư duy sao cho câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa.

+ Kể lại chuyện đã xảy ra với bản thân: câu chuyện kể đòi hỏi phải chân thực và thể hiện được cảm xúc của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang