Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đơn giản và hiệu quả cao

I. Xác định đề tài và phạm vi vấn đề nghị luận:

– Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Khi làm bài cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.

– Đề tài đưa ra trong đề thường là những vấn đề nổi bậc trong đời sống. Chẳng hạn như về lí tưởng sống (qua nhân vật anh hùng ), vấn đề về số phận con người (qua nhân vật bất hạnh ), vấn đề về đạo đức, nhân cách, nhân phẩm ( nhân vật mang tính cách điển hình )… được phản ánh trong tác phẩm văn học.

– Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn. Thứ nhất lấy từ tác phẩm văn học đã học trong chương trình. Thứ hai, lấy từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn đã học hoặc chưa được học.

II. Cấu trúc triển khai tổng quát của bài văn nghị luận:

Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề.

Phần hai: Nghị luận (phân tích, chứng minh, bàn luận,…) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện) và tác động của nó đối với bản thân và xã hội hiện tại. Đây là phần trọng tâm của bài nghị luận.

Dàn ý chung:

  • Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra. Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra.

  • Thân bài:

Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm. Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

Chứng minh, bàn luận, khẳng định hoặc phản bác luận đề vừa rút ra ở phần trên. Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên.

So sánh, bàn luận mở rộng vấn đề.

Rút ra bài học giáo dục từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. Bày tỏ thái độ của bản thân về vấn đề đã nghị luận và định hướng phấn đấu.

  • Kết bài:

Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà vấn đề được nói đến trong tác phẩm văn học. Khái quát thành thông điệp gửi đến tất cả mọi người.

Đề bài tham khảo:

Đề bài 1: “Kẻ mạnh là kẻ không phải dẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình” (Lão Hạc – Nam Cao). Suy nghĩ về câu nói trên.

Đề bài 2: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương”. (Lão Hạc – Nam Cao). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Đề bài 3: Kết thức Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Suy nghĩ về quan niệm trên.

Đề bài 4:

“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.”
(Phận sự làm trai – Nguyễn Công Trứ)

Từ ý nghĩa hai câu thơ trên, suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới.

Đề bài 5:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Tiếng hát con tàu – Chế lan Viên)

Suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước qua hai câu thơ trên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang