Hướng dẫn cách lập luận phân tích trong bài nghị luận văn bản văn học

  • Khái niệm:

Phân tích là chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Lập luận phân tích cũng luôn gắn với các thao tác tổng hợp, khái quát.

Kỹ năng phân tích là khả năng để hình dung, làm rõ, khái niệm hóa cả các vấn đề phức tạp và đơn giản bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thông tin sẵn có. Kết quả của quá trình phân tích phụ thuocj rất lớn vào dữ liệu phân tích và khả năng xử lí, kết nối dữ liệu của người tiến hành.

Kỹ năng phân tích được hình thành và rèn luyện qua quá trình đào tạo ở trường lớp. Tuy nhiên, nó không được học bằng cách ngồi trong lớp học mà cần được trải qua trải nghiệm thực tế để hình thành nhũng kỹ năng xử lí và đúc kết nên những kết luận chuẩn xác nhất.

  • Các bước thực hiện:

Để tiến hành phân tích một vấn đề rất cần thiết phải hình thành được kiểu tư duy hệ thống. Tư duy hệ thống là kiểu tư duy dựa trên một cấu trúc nhất định để soi xét vấn đề. Đồng thời kết luận cuối cùng rút ra được cũng phải là một kết luận mang tính hệ thống chặt chẽ và khoa học.

Tiếp đến, để tiến hành các thao tác phân tích, đòi hỏi ở người phân tích phải có tri thức tổ chức. nghĩa là phải am hiểu và làm được công tác quản lí, tổ chức các dữ liệu có liên quan đến vấn đề phân tích. Một khi công tác tổ chức không hội tụ được đầy đủ các yếu tố thì kết luận sau quá trình phân tích có thể sai lệch, thiếu chuẩn xác hay chân thực.

Sau khi đã tổ chức chuẩn bị đầy đủ dữ liệu phân tích, chúng ta cần xác định vấn đề cần phân tích. Nghĩa là xác định cốt lõi của việc phân tích là gì và kết quả cần đạt đến. Việc xác định các giá trị cốt lõi của vấn đề giúp cho tiến trình phân tích diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác và đưa ra kết luận đúng đắn.

Cuối cùng là tiến hành phân tích, giải quyết vấn đề theo hướng đã định sẵn. Ở bước này, nếu các dữ kiện đã đầy đủ, phương pháp phân tích đã xác định, mục tiêu cần đạt tới đã có thì dường như chúng ta không cần làm gì thêm mà vẫn có thể nhanh chóng đi đến kết luận.

  • Thực hành:

Để hình dung rõ hơn các bước phân tích, chúng ta thử thực hành với một đè bài phân tích vấn đề hình tượng dòng sông trong tác phẩm văn học Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bước 1:  Hình thành được tư duy hệ thống về dòng sông trong văn học.

– Xác định kiểu đề tài: quen thuộc, phổ biến, có giá trị nghệ thuật cao.

– Xác định các tác phẩm có liên quan đề đề tài:

+ Sông Đà – Nguyễn Tuân.

+ Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

+ Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh.

+ Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo

+ Sông Đông êm đềm – Sholokhop.

– Xác định những biểu hiện đa dạng của hình tượng dòng sông trong tác phẩm trong không gian và thời gian.

Bước 2: Xây dựng tri thức tổ chức.

– Chính tri thức tổ chức quyết định kết quả cuối cùng của quá trình phân tích. Từ những dữ liệu đã thu thập ở bước 1, người phân tích tiến hành tổ chức chúng ta một hệ thống nhất định mà mình tin rằng có thể đạt đến nhận thức đúng đắn nhất, thuyết phục nhất. Tổ chức dữ liệu xoay quanh hình tượng dòng sông trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bước 3: Xác định vấn đề cần phân tích: Hình tượng dòng sông Hương.

+ Sông hương khi nhìn theo chiều dài địa lí và lịch sử:

+ Sông Hương ở thượng nguồn:

+ Sông hương ở hạ nguồn:

+ Sông Hương khi vào thành phố Huế:

+ Sông Hương khi nhìn ở chiều sâu văn hóa:

+ Sông Hương dưới cái nhìn nghệ thuật:

Bước 4: Phân tích, giải quyết vấn đề, đưa ra kết luận phổ quát.

– Tiến hành làm rõ các ý trên.

– Nhận xét, đánh giá về hình tượng dòng sông Hương qua trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– So sánh hình tượng dòng sông Hương với hình tượng dòng sông trong các tác phẩm văn học khác (Sông Đà, Sông Đông) hay dòng sông trong thực tế.

Mỗi thành công đều là kết tinh của trí tuệ. Càng chuẩn bị kĩ lưỡng càng dễ thành công. Mọi phát minh vĩ đại đều trải qua một sự chuẩn bị lâu dài và hết sức kì công. không có gì phải vội vã trên con đường tiến tới thành công. Bởi mỗi thất bại sẽ là viên đá lạnh lùng vùi lấp cuộc đời ta trong bóng tối. Hãy nhớ kĩ phải chuẩn bị kĩ lưỡng mọi thứ trước khi bạn muốn tiến hành một dự định nào đó mà bạn cho rằng nhất định phải đạt đến thành công, nhất định đạt được mục đích.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.