Vầng sáng nhiệm màu
Dòng sinh diệt như sóng cuồn cuộn chảy
Cuốn trôi theo bao nghiệp báo luân hồi
Chúng sanh trầm luân đau khổ không vơi
Giữa vô minh chưa một lần tỉnh thức.
Rồi có một ngày đất trời sáng rực
Cây trổ hoa và chim múa hót ca
Khắp cả trời người hoan hỷ thiết tha
Cùng đón vầng sáng tinh khôi thị hiện.
Ôi ! Thái tử Tất Đạt Đa thánh thiện
Hiện thân cõi trần cứu độ chúng sanh
Ngày rằm tháng tư kết tụ tinh anh
Cả vạn vật trông chờ – Ngày vĩ đại.
Ngài đến trần gian với lòng từ ái
Trí tuệ siêu phàm đốt cháy vô minh
Khơi mở con đường giác ngộ chúng sanh
Đem thân pháp hóa làm thân đạo sĩ.
Bốn chín ngày bừng khai – Chân Thiện Mỹ
Dưới cội bồ đề – hiện đấng siêu nhân
Đất chuyển trời rung thế giới quây quần
Niềm hoan lạc khắp đó đây hoàn vũ.
Dòng suối ngọt chảy từ lời pháp nhũ
Mớm cho đời những giọt sữa từ bi
Trao cho đời pháp trí huệ huyền vi
Phá thành lũy tham sân si – vượt thoát.
Đạo màu nhiệm tỏa hào quang rợi mát
Cứu khổ chúng sanh bất khả tư nghì
Ôi ! Đấng Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni
Khắp ba cõi trời người cùng quy ngưỡng.
Nhạc hát mưa hoa đất trời hợp xướng
Đấng cha lành chung bốn loại từ đây
Hai mươi lăm thế kỷ đã vần xoay
Niềm hạnh phúc ngọt ngào hương giải thoát.
Từ Xuân Lãnh
Phật lịch 2544 (Dương lịch 2000)
Đức Phật đản sinh, Như Lai hiện thế!
Asoka Maurya – vị hoàng đế vĩ đại của Ấn Độ thời cổ đại. Asoka là vị vưa tôn sùng Phật giáo bậc nhất trong lịch sư Ấn Độ. Trong cuộc đời mình, ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni và theo truyền thống Phật giáo vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), biên giới giữa Nêpan và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh, làm Hoàng tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da) với tên gọi Siddhārath Gautama hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Xuất thân cao quý, lại có dung mạo khôi ngô, Siddhārath được lựa chọn là người sẽ kế thừa vương quốc.
Ngày 8 tháng 2, đức Phật xuất gia. Sau khi chứng kiến sinh, lão, bệnh, tử của đời người và thấu nỗi khổ trần thế, Thái tử từ bỏ tất cả, phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của một hoàng tử, khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo.
Ngày 8 tháng 12, Phật thành đạo dưới cội cây bồ đề, tại một khu vườn của thôn nữ Sujata, ở thị trấn của Senàni, quận Gaya, Bihar, Ấn Độ, Thái tử đã ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm và đã giác ngộ.
Sau 49 ngày đêm, chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, đức Thích-Ca chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, nào tham luyến, dục vọng, phiền não, sân hận, đói khát, cô đơn v.v…luôn hiện đến quấy nhiễu. Đêm cuối cùng, canh một, Ngài hứng được Tuệ giác; canh hai ,Ngài chứng được Thiên nhãn Minh; canh ba, Ngài chứng được Lậu tận Minh; đến gần sáng Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Từ đó Ngài được gọi là Phật (Buddha).
Sự kiện thành phật của đức phật Thích Ca Mâu Ni trải qua phương thức Thiền quán, ngài đã chứng được Tam Minh, đó là đỉnh cao của trí tuệ siêu tuyệt. Minh là sáng suốt, không mê lầm. Không mê lầm gọi là tỉnh thức Giác ngộ hoàn toàn. Như vậy, không phải ngài nhìn vào sao Mai mà tỏ ngộ. Chư Tổ bảo: “Nếu cho rằng Đức Thích-ca Mâu-ni nhìn vào ánh sao mà tỏ ngộ chẳng khác gì mạt vàng rơi vào con mắt.”
Tam Minh là ba nguồn Tâm lực sáng suốt, thấu tột khắp không gian, thời gian, không chướng ngại. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đó là Ba Pháp Yếu từ Bát Chánh Đạo mà xưa kia Bồ tát Tất-đạt-đa tu hành trải qua ba vô số kiếp, đối trị với ba căn bệnh độc chướng Tham-sân-si và nay Ngài đã thành tựu Vô thượng Bồ đề
Ngày 15 tháng 2: Phật nhập Niết Bàn. Sau 45 năm thuyết pháp độ đời, ngày 15 tháng 2, tại rừng Sa La Song Thọ, gần thộc đời và con đường giác ngộ của đức phật là một minh chứng hùng hồn rằng con người hoàn toàn có khả năng chiến thắng những dục vọng của bản thân, xa ròi bỉ lậu, đạt đến trạng thái hoàn toàn trong sạch, hướng đến cuộc sống tốt đẹp ngay trong cuộc đời này.
Ghi nhận vai trò và sự ảnh hưởng của đức Phật đối với sự phát triển của loài người, Svāmī Vivekānanda đã ngợi ca: “Toàn thể nhân loại đã sản sinh ra chỉ một người như thế, với triết lý cao siêu như thế, với lòng từ bi mở rộng như thế. Một triết gia vĩ đại, thuyết giảng triết lý cao siêu bậc nhất, mà vẫn có lòng từ bi sâu thẳm nhất cho những loài vật nhỏ nhoi, và không bao giờ tự nâng mình lên. Đức Phật là Karma Yogi lý tưởng, làm việc hoàn toàn bất vụ lợi, và lịch sử nhân loại đã chứng tỏ rằng Đức Phật là bậc vĩ nhân vĩ đại nhất từng được sanh ra, không thể nào so sánh, sự kết hợp hài hòa nhất giữa khối óc và trái tim đã từng tồn tại”