Vì sao có thể nói hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người là “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”?
Những sự vật mang tính biểu tượng như một thành tố quan trọng trong cấu trúc văn bản, có tác dụng tạo dựng bầu không khí văn chương, mã hóa tư tưởng chủ đề tác phẩm và đặc biệt thể hiện tư duy mang màu sắc triết lý của nhà văn. Có thể nói hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người là “một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ”:
– Giới thiệu thứ thuốc chữa bệnh quái lạ là chiếc bánh bao tẩm máu người dùng để chức bệnh lao.
– Tái hiện thứ thuốc chữa bệnh qua các phần của truyện: mua thuốc (lão Hoa đến pháp trường trong đêm thu gần về sáng); ăn thuốc (thằng Thuyên nướng chiếc bánh trên lửa và ăn); bàn về thuốc (lời những người trong quán trà) và công hiệu của thuốc (hình ảnh nấm mồ thằng Thuyên nơi nghĩa địa trong tiết thanh minh)
– Phân tích nghĩa tả thực của phương thuốc: bánh bao là món ăn thông thường của người Trung Hoa nay được tẩm máu của người tù chết chém ở pháp trường đêm ấy và trở thành phương thuốc để chữa bệnh lao.
– Phân tích nghĩa biểu trưng của thứ thuốc kì quái, thể hiện nhận thức của con người:
+ Nhận thức u mê, tăm tối về khoa học của người dân Trung hoa thời đó (gia đình lão Hoa, những người trong quán trà): Chiếc bánh bao tẩm máu không phải là thuốc, không thể cứu chữa được con bệnh trầm trọng là thằng Thuyên, nhưng tất cả mọi người trong đám đông ấy vẫn mù quáng, thật bụng tin rằng “lao gì chẳng khỏi”, “cam đoan thế nào cũng khỏi”. Kết cục là thằng Thuyên vẫn chết. Vì thế, thứ thuốc kì quái đó chính là sản phẩm ung nhọt của một thứ nhận thức về khoa học thật u tối, trì trệ, đúng như Lỗ Tấn nói về họ: “ngủ quên trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Nhận thức tăm tối, thiển cận về chính trị: Chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ cách mạng Hạ Du – người đã xả thân vì nhân dân mà tranh đấu, đáng lẽ ra phải được tôn vinh, ngợi ca; nhưng lại bị chính nhân dân lợi dung, khinh thường, chế nhạo cả khi sống, khi vào tù và khi đã chết. Vì thế, chiếc bánh bao tẩm máu là hiện thân đau xót cho thứ nhận thức đen tối về chính trị, là hệ quả cay đắng của căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.
+ Nhận thức sáng suốt về thời đại của tác giả: Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người được Lỗ Tấn dũng cảm khắc họa trong câu chuyện đã thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà văn về hiện thực cuộc sống, nhà văn đã phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân Trung Hoa thời đó và đề nghị phải tìm một phương thuốc đề chữa trị. Nhận thức đó có ý nghĩa khai sáng, thức tỉnh dân tộc.